Trung Quốc: Quốc hội giải thích về dự luật chống ly khai

Trung Quốc: Quốc hội giải thích về dự luật chống ly khai
Ngày 8/3 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 10, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Wang Zhaoguo đã giới thiệu và giải thích một phần dự luật chống ly khai.

Dự luật này dự định sẽ được thông qua ngày 14/3 . Đây là dự luật gây nhiều tranh cãi và đang thu hút sự theo dõi đặc biệt của quốc tế vì nó liên quan đến vấn đề Đài Loan vốn rất nhạy cảm.

Phía Trung Quốc lại coi dự luật này chủ yếu để thống nhất đất nước một cách hòa bình.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc Wang Zhaoguo, dự luật chống ly khai có 4 phần chính gồm: Mục đích của luật và phạm vi điều chỉnh; Bản chất của vấn đề Đài Loan; Tái thống nhất đất nước thông qua các biện pháp hòa bình và dùng các biện pháp phi hòa bình để ngăn chặn việc Đài Loan ly khai khỏi Trung Quốc.

Ông Wang Zhaoguo cho rằng việc giải quyết vấn đề Đài Loan, hoàn thành tái thống nhất đất nước Trung Quốc là một trong 3 nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước phải thực hiện. Phía Bắc Kinh coi những hoạt động ly khai của các lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan đã đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc; Phá hoại một cách nghiêm trọng lợi ích cơ bản của dân tộc Trung Hoa.

Ngày 8/3, Quốc hội Trung Quốc đã chấp nhận đơn xin từ chức Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước Trung ương của ông Giang Trạch Dân.

Ông Giang Trạch Dân năm nay 78 tuổi, giữ chức vụ này từ năm 1990, thay cho ông Đặng Tiểu Bình.

Ông Giang Trạch Dân trao đơn xin thôi giữ chức vụ cuối cùng này cho Chủ tịch đoàn kỳ họp Quốc hội khóa 10 đang diễn ra tại Bắc Kinh. Chủ tịch đoàn đã đưa ra phiên toàn thể để bỏ phiếu chấp nhận sự từ chức của ông Giang Trạch Dân.

Chức vụ này được Quốc hội nhất trí trao cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào theo đề nghị của ông Giang Trạch Dân.

Ông Wang Zhaoguo nhấn mạnh rằng những điều đó đã đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định giữa hai bờ eo biển Đài Loan và toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Wang Zhaoguo cho rằng vì thế mà luật chống ly khai ra đời lúc này là cần thiết và đúng lúc.

Ông Wang Zhaoguo khẳng định lục địa sẽ dùng các biện pháp phi hòa bình (ý nói dùng biện pháp quân sự) và các biện pháp cần thiết khác trong trường hợp các lực lượng Đài Loan bắt đầu có hành động ly khai trên thực tế. Những biện pháp phi hòa bình sẽ chỉ được áp dụng sau khi mọi nỗ lực đàm phán hòa bình đã tỏ ra không có hiệu quả.

Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc lục địa luôn giữ quan điểm tái thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình. Trường hợp phải dùng đến vũ lực, phía Bắc Kinh sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ thường dân Đài Loan và những kiều dân nước ngoài trên quần đảo này đồng thời giảm thiểu tối đa sự thiệt hại về vật chất cho Đài Loan.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lí Triệu Tinh cho rằng dự luật chống ly khai chủ yếu là nhằm để tái thống nhất một cách hòa bình đất nước Trung Hoa.

Cùng ngày, Hội đồng các vấn đề lục địa của Đài Loan đã lên tiếng phản đối dự luật này.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.