Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu

Các tuyến đường trên bộ và trên biển dự kiến của Vành đai và Con đường. Ảnh: Xinhua/CNN
Các tuyến đường trên bộ và trên biển dự kiến của Vành đai và Con đường. Ảnh: Xinhua/CNN
TP - Ý có thể chính thức xác nhận tham gia chương trình Vành đai và Con đường của Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn nhất (trừ Trung Quốc) tham gia dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

CNN trích nhiều báo cáo nói, chính phủ Ý có thể ký một biên bản ghi nhớ trong vài tuần tới, với hy vọng thu hút thêm đầu tư từ Trung Quốc để hỗ trợ nền kinh tế đang suy thoái.

Nếu ký thỏa thuận với Bắc Kinh, Ý sẽ trở thành thành viên 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) đầu tiên chính thức ủng hộ sáng kiến phía Trung Quốc đưa ra, trong khi Mỹ, Nhật Bản và Anh đều tỏ ra miễn cưỡng tham dự các hội nghị liên quan.

Michele Geraci, một quan chức thuộc Bộ Kinh tế và Phát triển Ý nói với tờ Financial Times rằng thỏa thuận nói trên được trông đợi hoàn tất khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Ý trong tháng 3 này. Báo chí Ý cũng đề cập kế hoạch này.

“Chúng tôi muốn chắc chắn rằng các sản phẩm “Made in Italy” có thêm thành công ở khía cạnh kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới”, ông Geraci nói.

Việc Ý và Trung Quốc có thể ký kết thỏa thuận hợp tác diễn ra ở thời điểm đang có những phản ứng khắp nơi đối với tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh, từ việc cấm cửa công ty công nghệ Huawei khổng lồ của Trung Quốc hay cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh với Washington.

Ông Tập theo dự kiến sẽ viếng thăm Ý vào cuối tháng này, trước khi thăm Pháp và cuối cùng là thăm Mỹ, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Donald Trump trong lúc hai nước đang tìm cách đạt được một thỏa thuận giải quyết các căng thẳng thương mại kéo dài gần một năm qua.

Chương trình Vành đai và Con đường là một dự án thương mại- hạ tầng khổng lồ, với mục tiêu nối Trung Quốc với châu Âu, châu Phi và châu Á thông qua một loạt các cảng biển, hệ thống đường sắt, đường bộ dọc các hành lang kinh tế trên bộ và trên biển.

Ấn Độ, nền kinh tế lớn bên cạnh Trung Quốc, đã rất miễn cưỡng ký thỏa thuận Vành đai và Con đường, nhưng đã có hàng chục đối tác khu vực, như Pakistan và Malaysia, nhiệt tình tham gia.

Tuy nhiên, giới chỉ trích, đặc biệt là Mỹ, lên án sáng kiến Vành đai và Con đường, cho rằng nó tạo ra gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ đối với các quốc gia đang phát triển trong khi chỉ thu được lợi ích kinh tế hạn chế. Cũng có ý kiến cho rằng Trung Quốc sử dụng dự án để mở rộng tầm với quân sự và chính trị ra nước ngoài.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.