Trung Quốc tranh cãi về nghề vú em

Trung Quốc tranh cãi về nghề vú em
Vụ việc về một người phụ nữ nghèo nông thôn Trung Quốc, được thuê để cho một đứa trẻ sơ sinh con nhà giàu bú, đã gây nên làn sóng tranh cãi về tính đạo đức của nghề vú em tại nước này.

Nghề vú em đã xuất hiện tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc do thu nhập của người dân thành thị và nhu cầu sữa sạch cho trẻ sơ sinh ngày càng cao.

Hàng loạt vụ sữa giả xảy ra tại Trung Quốc mấy năm gần đây khiến rất nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng. Năm 2004, ít nhất 13 em chết vì suy dinh dưỡng do được nuôi bằng sữa giả tại tỉnh An Huy.

Tuy nhiên, quyền bán sữa mẹ - vốn là một nghề tại Trung Quốc và dã biến mất cách đây vài thập kỷ, đang làm nổ ra làn sóng tranh luận.

Yue Jiangmei, 22 tuổi, ở tỉnh Hồ Bắc, đã để lại đứa con 7 tháng cho họ hàng chăm sóc để đến Ôn Châu, Chiết Giang, làm việc.

"Con gái tôi đã 7 tháng tuổi và có thể ăn sữa bột và thức ăn dành cho trẻ sơ sinh rồi", Yue cho biết.

Sau khi đọc được đoạn quảng cáo kiếm vú em với thù lao cao gấp 5 lần mức lương của cô (khoảng 500 USD), Yue tìm đến bán sữa cho một gia đình giàu có.

Cô được huấn luyện một tuần và được cung cấp kiến thức về cách mát xa cho trẻ em, tập luyện sau khi sinh và chăm sóc ngực. Cô cũng được dạy một số bài thơ và hát ru, Hu Wei, giám đốc công ty môi giới cho hay.

Nhiều người tranh cãi về việc liệu nghề bán sữa mẹ có phi đạo đức hay không.

"Một số người cho rằng những đứa trẻ của các gia đình giàu có thì có sữa trong khi những đứa con đẻ bị mất quyền bú sữa mẹ vì tiền", Hu bình luận. "Tiền có sức mạnh bởi nhiều phụ nữ bị hấp dẫn bởi mức thù lao cao".

Theo Ngọc Sơn
Vnexpress/Reuters

MỚI - NÓNG