Trung Quốc tuyên bố 'vụ Huawei” là cơ hội thúc đẩy phát triển công nghệ

Giới công nghệ thế giới chưa hết bất ngờ vì Mỹ cấm vận Huawei, liệu trong tương lai, lĩnh vực này tại Trung Quốc sẽ phát triển một cách thần kỳ?
Giới công nghệ thế giới chưa hết bất ngờ vì Mỹ cấm vận Huawei, liệu trong tương lai, lĩnh vực này tại Trung Quốc sẽ phát triển một cách thần kỳ?
TPO - Dưới áp lực từ chính phủ Mỹ, Google đã ngừng giao dịch với 'gã khổng lổ' công nghệ Trung Quốc Huawei. Hệ lụy từ việc này là như thế nào, và phía Trung Quốc có thể đáp trả lại ra sao?
Tuần trước, chính quyền Mỹ đã cấm các công ty nước này buôn bán các sản phẩm của Huawei mà không có chứng nhận, động thái mang thông điệp ngầm liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Các quan chức Mỹ đã cảnh báo Huawei có thể là công cụ tình báo của chính phủ Trung Quốc, mặc dù vẫn có tiếng nói chỉ trích Mỹ "đạo đức giả", cũng như cáo buộc Washington từng có thời gian dài "sao chép công nghệ" và sử dụng công nghệ vào hoạt động gián điệp.
Người phát ngôn Google đã xác nhận vào thứ hai rằng công ty này "tuân thủ mọi yêu cầu và sẽ xem xét lại quan hệ hợp tác với đối tác Trung Quốc". Theo đó, các thiết bị điện tử của Huawei được người dùng mua vẫn sẽ được bảo mật và cập nhật ứng dụng, song các thiết bị điện tử mới nhất của hãng này sẽ không thể sử dụng được ứng dụng từ Google. Bên cạnh đó, phiên bản Android mới nhất sẽ không tương thích với các thiết bị của hãng công nghệ Trung Quốc.
Lệnh cấm này đã tác động đáng kể đến các đối tác của Huawei, khi phần lớn trong số này đã chấm dứt hợp tác với hãng công nghệ Trung Quốc, cũng như phá hủy tham vọng trở thành thương hiệu điện thoại thông minh số 1 thế giới của hãng này. Tuy nhiên, còn quá sớm để nói rằng liệu các công ty ở châu Âu, châu Á và Trung Đông sẽ hưởng ứng lệnh cấm này, theo phân tích của Giáo sư Howard Yu, Khoa Quản lý Đột phá, Trường Kinh tế IMD Thụy Sĩ.
Theo Giáo sư Yu, Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên các quốc gia khác để mở rộng phạm vi lệnh cấm Huawei, song điều đó sẽ rất khó khăn, "Nhiều quốc gia đã nhận thức được sự thiếu tin cậy từ phía Mỹ, bởi những rào cản thương mại mà nước này đặt ra đã đe dọa sự phát triển và hội nhập kinh tế". Lệnh cấm Huawei cũng sẽ được Washington tận dụng nhằm "mặc cả" với Trung Quốc để mở rộng thị trường trong tương lai. Thế nhưng, các quốc gia phương Tây sẽ chỉ lựa chọn công ty đáng tin cậy, dựa trên nền tảng ngăn chặn mối đe dọa an ninh quốc gia.
Động thái mới nhất của chính quyền Trump mang sắc thái quan hệ Mỹ - Trung thực sự thiếu ổn định, do những tác động của cuộc chiến thương mại, Phó Giáo sư David O'Briend, Đại học Nottingham Ninh Ba, Trung Quốc nhận định.
Ông Trump hiện đang trong thời điểm xem xét tín nhiệm, nhưng vấn đề Huawei và đối thoại thương mại với Trung Quốc thực sự mơ hồ đối với ông. Mặt khắc, trong khi ông Trump muốn trở thành một nhà đàm phán xuất chúng, những lực lượng chống Trung Quốc mãnh liệt trong chính phủ Mỹ lại có thể là đồng minh bầu cử của ông.
Giờ đây, Trung Quốc dường như đang tập hợp các hãng công nghệ lớn vào một tổ hợp công nghiệp chung, nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực này về mọi mặt, theo Giáo sư Yu, gợi đến một chiến lược mà Mỹ sử dụng trong suốt thời kỳ chiến tranh, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ.
Nếu chính phủ Trung Quốc đáp trả lại lệnh cấm của Mỹ bằng cách thúc đẩy hợp tác và phát triển toàn diện, lệnh cấm của Mỹ có thể sẽ phản tác dụng, khi tiến trình phát triển công nghệ của Trung Quốc sẽ còn diễn biến nhanh hơn.
Theo Theo Russia Today
MỚI - NÓNG