Trung Quốc vi phạm căn bản luật quốc tế

Trung Quốc vi phạm căn bản luật quốc tế
Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U (đường 9 khúc, đường lưỡi bò) vi phạm căn bản luật quốc tế và gây căng thẳng trên Biển Đông, GS Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ phát biểu ngày 21-6.

> Bác bỏ lập trường của Trung Quốc

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Shi Lang, sẽ chạy thử vào ngày 1-7, “hy vọng sẽ thể hiện sức mạnh của hải quân Trung Quốc, răn đe các nước đang để ý biển Đông”, theo Nhật báo Thương mại Hong Kong (Trung Quốc) Ảnh: SinoDefense
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Shi Lang, sẽ chạy thử vào ngày 1-7, “hy vọng sẽ thể hiện sức mạnh của hải quân Trung Quốc, răn đe các nước đang để ý biển Đông”, theo Nhật báo Thương mại Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: SinoDefense.

Tàu hải quân Việt Nam thăm hữu nghị Trung Quốc

Sáng 21-6, hai tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam mang số hiệu HQ375 và HQ376 cập cảng thành phố Trạm Giang (Quảng Đông, Trung Quốc), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị và giao lưu với Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Tàu hải quân Trung Quốc tới thành phố Hải Phòng tháng 12-2009 và thành phố Đà Nẵng tháng 11-2010.

Tại hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức, GS Dutton của Đại học Hải quân Mỹ nói: “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển.

Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế”.

Liên quan Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap, cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.

GS Peter Dutton
GS Peter Dutton.

GS Dutton cho rằng, không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. “Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm”. TS Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy cho rằng, các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho rằng, cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện biện pháp xây dựng lòng tin.

Về cơ chế “khai thác chung”, hầu hết học giả đều nhận định rằng, cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.

Tại hội thảo, một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte... kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế.

Theo VietnamPlus

Chủ đề Biển Đông cũng được đề cập trong cuộc họp an ninh giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản tại Washington trong ngày 21-6, theo báo Nhật Bản Mainichi. Báo này nói các bộ trưởng thúc giục các nước đảm bảo an toàn hàng hải và an ninh dựa trên cơ sở tự do giao thông.

Theo báo Nhật, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đồng ý sẽ cùng giải quyết vấn đề tự do thông thương với các quốc gia Đông Nam Á.

Một quan chức Nhật Bản được trích lời thuật lại rằng bà Clinton nói “hoạt động hải quân của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực”, gồm cả biển Hoa Đông và Biển Đông.

Theo BBC

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG