Trung Quốc xác nhận tuần tra Senkaku/Điếu Ngư

Tàu của Cảnh sát Biển Trung Quốc gần Senkaku/ Điếu Ngư hôm 8/8
Tàu của Cảnh sát Biển Trung Quốc gần Senkaku/ Điếu Ngư hôm 8/8
TPO- Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua, 8/8 xác nhận rằng một hạm đội tàu thuộc lực lượng Cảnh sát Biển (CCG) thường xuyên tuần tra quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản là Senkaku/Điếu Ngư.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi của Trung Quốc nói: “Senkaku/Điếu Ngư và các đảo nhỏ xung quanh là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa”. Cũng theo ông Hồng, các cuộc tuần tra nhằm thực hiện chủ quyền vốn có của Trung Quốc.

Ông Hồng nói thêm, phía Nhật Bản phải đối mặt với lịch sử và thực tế, ngừng mọi hành động khiêu khích, nỗ lực giải quyết căng thẳng về chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Người phát ngôn cho biết, đội tàu của CCG thường xuyên tuần tra các vùng biển và họ phát hiện một tàu của Nhật Bản, được cho là của một chính trị gia cánh hữu của Nhật ở gần Senkaku/ Điếu Ngư, sau đó con tàu đã rời khỏi khu vực.

Ông cho biết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo phản đối mạnh mẽ hành động này của Nhật Bản.

Theo Tân Hoa Xã, CCG của Trung Quốc được thành lập nhằm thực hiện chức năng thực thi pháp luật hàng hải, gồm 4 cơ quan là quản lý thủy sản, giám sát hàng hải, thực thi hải quan và giám sát biên giới.

Cũng trong ngày hôm qua, 8/8, Nhật Bản đã triệu Quyền Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo là Hàn Chí Cường tới để trao công hàm phản đối sau khi các tàu của CCG tiến sát vào khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Phan Yến
Theo CRI

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.