Pakistan:

Trường đại học bị khủng bố, 71 người thương vong

Binh sĩ và nhân viên cứu hộ tập trung trước cổng chính ĐH Bacha Khan. Ảnh: AP
Binh sĩ và nhân viên cứu hộ tập trung trước cổng chính ĐH Bacha Khan. Ảnh: AP
TP - Hôm qua, một vụ tấn công bằng bom và súng vào một trường đại học ở miền tây bắc Pakistan khiến ít nhất 21 người thiệt mạng, 50 người bị thương. Bốn nghi phạm cũng chết trong trận đấu súng kéo dài ít nhất 3 giờ tại Đại học Bacha Khan.

Khoảng 3.000 sinh viên và hàng trăm khách đã đăng ký dự sự kiện về thơ dự kiến diễn ra hôm qua tại trường này. Vụ tấn công xảy ra khi hầu hết sinh viên chưa đến. Những kẻ tấn công rõ ràng đã trèo qua bức tường sau trường vốn bị sương mù che kín.

Hiện có thông tin mâu thuẫn về việc có phải các tay súng Taliban ở Pakistan thực hiện vụ tấn công hay không. Tổ chức này đã giết chết 130 học sinh ở một trường học tại thành phố Peshawar năm 2014. Umar Mansoor, một chỉ huy của một nhóm Taliban ly khai tên là Tehreek-e-Taliban Pakistan (TTP) nói với báo chí rằng, vụ tấn công là nhằm đáp trả chiến dịch tấn công quân sự của quân đội vào nhiều thành trì của lực lượng này. Mansoor nói rằng, 4 đối tượng đánh bom tự sát đã thực hiện vụ tấn công Bacha Khan. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính của TTP Mohammad Khurasani sau đó nói với BBC rằng, TTP không liên quan, đồng thời lên án vụ tấn công là “phi Hồi giáo”.

“Chúng ta quyết tâm với cam kết quét sạch các mối đe dọa khủng bố trên quê hương mình”, Reuters dẫn tuyên bố của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif.

Nổ bom xe gần Đại sứ quán Nga ở Afghanistan

Chiều 20/1 xảy ra vụ đánh bom xe tự sát trên đường Dar-ul-Aman, gần Đại sứ quán Nga ở phía tây thủ đô Kabul của Afghanistan, khiến ít nhất 1 người chết, 12 người bị thương, Xinhua đưa tin. Tính đến đêm qua, chưa có tổ chức, cá nhân nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ đánh bom xe. Xưa nay, Taliban thường tuyên bố thực hiện những vụ tấn công như vậy ở Afghanistan.

l Ngày 20/1, Singapore thông báo mới đây bắt giữ 27 người Bangladesh làm việc trong ngành xây dựng ở Singapore, vì họ ủng hộ tư tưởng cực đoan của các tổ chức khủng bố, trong đó có lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda. Theo Bộ Nội vụ Singapore, nhóm người Bangladesh đã bí mật chia sẻ sách, video có nội dung về tư tưởng cực đoan, hằng tuần gặp mặt nhau để bàn về các lực lượng thánh chiến, tuyển mộ thành viên… Bộ Nội vụ Singapore thông báo, một số thành viên của nhóm này có ý định thực hiện các vụ tấn công ở nước ngoài.

Cùng ngày, Cơ quan Tình báo Quốc gia của Hàn Quốc thông báo, kể từ năm 2010, bảy lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc gia nhập IS. Đồng thời, Hàn Quốc phát hiện và trục xuất 51 lao động nước ngoài khác có liên quan các tổ chức khủng bố quốc tế. Chính phủ Hàn Quốc đang thúc giục quốc hội nước này thông qua dự luật chống khủng bố.

Ngày 20/1, Cục Xuất nhập cảnh Thái Lan thành lập đội chống tội phạm quốc tế và khủng bố tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi. Đội này sẽ chia sẻ thông tin theo thời gian thực với Mỹ, Pháp, Canada, Áo và Úc về thông tin du khách, gồm danh sách nghi phạm, hộ chiếu bị mất cắp hoặc thất lạc. Thái Lan đang đặt các trạm kiểm soát nhập cư, nhất là ở biên giới phía Nam, trong tình trạng cảnh giác cao, sau khi IS tấn công thủ đô Jakarta của Indonesia.

Theo Theo BBC, Xinhua, Yonhap
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.