Tướng ‘diều hâu’ TQ hiến kế phá Nhật

Tướng ‘diều hâu’ TQ hiến kế phá Nhật
Ngày 26-2, tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đăng bài viết “Dùng 5 biện pháp lớn phá thế bao vây của Nhật Bản” của chuyên gia quân sự La Viện, trong đó ông này cho rằng trong ván cờ lớn đấu trí chiến lược Trung-Nhật, Trung Quốc không thể để rơi vào thế bị động, cho dù Nhật Bản bày binh bố trận xung quanh Trung Quốc, xây dựng “vòng cung tự do và phồn thịnh.”

> Mỹ - Nhật chơi trận giả, Trung Quốc 'bé cái lầm'?

Tướng 'diều hâu' La Viện
Tướng 'diều hâu' La Viện.

Ông này tuyên bố rằng Trung Quốc phải vượt ra ngoài vòng vây này, sử dụng thủ đoạn của Nhật Bản để đối phó lại với Nhật Bản, hơn nữa phải áp dụng biện pháp “vỏ quýt dày có móng tay nhọn,” đi nhiều nước cờ hay trước đối thủ, tạo dựng được đại cục có lợi hơn.

Trong số 5 biện pháp kể trên, La Viện khẳng định cần giành quyền kiểm soát biển, quyền kiểm soát không phận, tiếp đến là giành quyền kiểm soát đảo.

Theo lý giải của viên tướng có quan điểm diều hâu này, đảo Điếu Ngư - mà Nhật Bản gọi là Senkaku - là một vùng đất nhỏ hẹp, có diện tích 4,38 km2, dung lượng chiến trường có hạn, điều kiện cư trú, phòng ngự không thuận lợi, dễ tấn công khó bảo vệ, dựa vào thực lực hiện tại của Nhật Bản, cho dù Nhật đóng quân trên đảo, Trung Quốc cũng có thể thực hiện bao vây phong tỏa không phận và hải phận, khiến Nhật Bản khó có thể tồn tại trên hòn đảo này.

Vì vậy, La Viện khẳng định Trung Quốc cần tích cực bố trí thế trận, xây dựng vành đai bao vây ba chiều, bên nào khống chế được quyền kiểm soát biển, quyền kiểm soát không phận xung quanh đảo Điếu Ngư, bên đó sẽ kiểm soát thực tế chủ quyền đảo Điếu Ngư.

Ông này cũng đề xuất thực hiện biện pháp làm tan rã nội bộ, phá vỡ thế lực cực hữu Nhật Bản.

"Thành trì dễ công phá nhất là tấn công từ nội bộ, nội bộ Nhật Bản hoàn toàn không phải là một khối sắt, Nhật Bản là chính trị tuyển cử, giữa các đảng phái cũng tồn tại bè cánh đấu đá, bản thân trong nội bộ cùng một đảng cũng xuất hiện nhiều hệ phái khác nhau, khiến Trung Quốc có nhiều không gian hoạt động," La Viện viết.

Cũng theo La Viện, Trung Quốc cần áp dụng lập trường nhất quán về vấn đề đảo Điếu Ngư như trong vấn đề Đài Loan, bất kể với các nước lớn hay nhỏ, không thể có thái độ mập mờ nước đôi, bắt buộc phải lựa chọn một bên.

Theo Vietnamplus

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG