Tương lai các nhà máy điện chạy than ở Trung Quốc

Quá nhiều nhà máy điện than là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Quá nhiều nhà máy điện than là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
TP - Đầu tháng 3, Bắc Kinh đóng cửa nhà máy nhiệt điện chạy bằng than cuối cùng, trở thành đô thị đầu tiên ở Trung Quốc không còn loại nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm không khí trầm trọng.

Năm ngoái, một danh sách dài các dự án xây dựng nhà máy điện chạy than tại  15 tỉnh, thành của Trung Quốc bị tạm dừng. Kế hoạch xây dựng một số nhà máy mới bị hoãn lại cho đến sớm nhất là năm 2018.

Trung Quốc công bố các biện pháp mới có thể ngăn chặn các kế hoạch xây thêm khoảng 200 nhà máy điện chạy than. Cuối năm 2015, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc thông báo, nước này sẽ không chấp thuận bất kỳ dự án mỏ than mới nào trong ba năm tới và sẽ đóng cửa 1.000 mỏ nhỏ.

Các nhà máy nhiệt điện ở Trung Quốc tiêu thụ khoảng 4,3 tỷ tấn than vào năm 2013, chiếm hơn một nửa tổng lượng của thế giới. Đến năm 2020,Trung Quốc sẽ sử dụng khoảng 3,5 tỷ tấn than mỗi năm.

Tuy nhiên, theo Tổ chức Năng lượng Thế giới, phần lớn điện của Trung Quốc đại lục vẫn được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than đá (chiếm 73% vào năm 2015).

Theo nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu về thay đổi khí hậu, sự cố hạt nhân ở Fukushima đã khiến Nhật Bản trở lại nhiệt điện chạy than, với 45 nhà máy đang hoặc sắp được xây dựng.

Trung Quốc đang xây dựng 368 nhà máy và lên kế hoạch thêm 803; Ấn Độ đang xây dựng 297 và quy hoạch 149. Nhiều nước giàu cũng đang lên kế hoạch cho các nhà máy điện chạy than mới.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.