Tương lai nào cho bán đảo Triều Tiên sau Thế vận hội mùa Đông 2018?

Ảnh: AP
Ảnh: AP
TPO - Một loạt các động thái tích cực của Triều Tiên trước và trong quá trình diễn ra Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang 2018 cho thấy, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ có một loạt các động thái nhượng bộ và đối thoại với Hàn Quốc và Mỹ trong vấn đề hạt nhân và tên lửa thời gian tới.

Nhượng bộ nhất định trong vấn đề hạt nhân và tên lửa

Các nhà phân tích về tình hình Bán đảo Triều Tiên cho rằng, sau khi người em gái Kim Yo-jong về Bình Nhưỡng thông báo các kết quả đạt được trong chuyến thăm Hàn Quốc cho anh trai, nhiều nhiều khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ có những sự thỏa hiệp nhất định trong vấn đề hạt nhân và tên lửa để lấy lòng Hàn Quốc và Mỹ.

Trước đó, có nhiều phân tích cho rằng, mục đích phái Đoàn đại biểu cấp cao và các vận động viên sang Hàn Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là để ly gián mối quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, xét từ tình hình thực tiễn, điều này là không thể. Bởi vì, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có lập trường thống nhất với Tổng thống Mỹ Donal Trump về trong vấn đề áp lệnh trừng phạt nghiêm khắc với Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ và Hàn Quốc cũng có lập trường giống nhau trong vấn đề có hay không việc sử dụng vũ lực đối với Triều Tiên.

Điều khác biệt duy nhất giữa Mỹ và Hàn Quốc đó là Tổng thống Moon Jae-in là người theo đuổi chủ trương sử dụng các biện pháp mềm trong vấn đề Triều Tiên. Trong khi đó, Tổng thống Trump luôn thể hiện là người cứng rắn với Bình Nhưỡng.

Chính vì vậy, khi nhận được tín hiệu tích cực muốn hòa hoãn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in không có lý do gì lại không đáp trả bằng các biện pháp tích cực tương ứng.

Mặt khác, thời gian qua, Triều Tiên đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ tên lửa. Tuy nhiên, Triều Tiên lại bị ảnh hưởng to lớn từ các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc. Chính vì vậy, Kim Jong-un trong hoàn cảnh hiện tại rất mong muốn có được sự giảm nhẹ áp lực trừng phạt.

Trong khi đó, lập trường phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên của Mỹ-Hàn là không thay đổi. Nếu như nhà lãnh đạo Kim Jong-un không có sự nhượng bộ trong vấn đề tên lửa, cục diện bán đảo Triều Tiên sẽ không thể được cải thiện, và sự hòa hoãn của Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang 2018 chỉ như "một giấc mơ thoáng qua".

Do đó, với mong muốn cải thiện hiện trạng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không có sự lựa chọn nào khả quan hơn là sự thỏa hiệp.

Và chỉ có như vậy, một loạt các động thái thể hiện thiện chí của Triều Tiên thời gian qua như không tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhân dịp ngày thành lập quân đội, gửi lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sang thăm Triều Tiên mới mang lại ý nghĩa thiết thực.

Dọn đường cho tiếp xúc trực tiếp với Mỹ

Việc ông Kim Jong-un thể hiện thiện chí với Hàn Quốc chỉ là kế sách vu hồi. Mục đích thực sự của nhà lãnh đạo Triều Tiên là tiếp xúc trực tiếp với Mỹ.

Ngoại giao "thể thao" Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang 2018 chỉ là sự tiếp xúc sơ bộ giữa hai miền Nam Bắc. Việc Kim Jong-un chủ động thúc đẩy các cuộc gặp gỡ của đoàn cấp cao Triều Tiên với phía Hàn Quốc với động cơ chủ yếu là phục vụ cho những toan tính sau này.

Tuy nhiên, cho dù có đạt được sự viện trợ hay nới lỏng các biện pháp trừng phạt, tất cả đều phải có cái gật đầu từ phía Mỹ. Do đó, nếu Triều Tiên không đưa ra được sự nhượng bộ của mình, kỳ vọng Bán đảo Triều Tiên hòa hoãn là điều không thể.

Đặc biệt, đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, việc hòa hoãn quan hệ với Hàn Quốc là điều tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, cải thiện quan hệ với Mỹ mới là vấn đề cốt lõi của Triều Tiên.

Thực tế, khi đáp lại lời mời thăm Bình Nhưỡng của ông Kim Jong-un, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đưa ra "kiến nghị rất rõ ràng" cho phía Triều Tiên, đó là Bình Nhưỡng cần phải tích cực khôi phục đối thoại với Mỹ.

Như vậy là chỉ cần Triều Tiên thực sự có sự thỏa hiệp nhất định trong vấn đề hạt nhân và tên lửa thì mọi vấn đề liên quan tới Bán đảo Triều Tiên mới có được những tiến triển rõ ràng.

Với chính sách cứng rắn của mình, Tổng thống Trump sẽ không thể "ngồi chung mâm" với Triều Tiên, chừng nào triều Tiên không có sự nhượng bộ nhất định.

Và nếu không thấy có được sự nhượng bộ nhất định của Bình Nhưỡng, chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên được dự báo là sẽ ngày cứng rắn hơn.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.