'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ

Hai người đàn ông thừa hưởng kỹ năng bắt rắn của bộ tộc Irula, Ấn Độ hàng ngày săn bắt những con rắn có nọc độc gây chết người.
'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 1

Vedan và Kali cầm theo lưỡi hái, xà beng và nhiều túi nhỏ đi bắt rắn trên những cánh đồng lúa ở miền nam Ấn Độ. Kỹ năng của họ được bộ tộc Irula, làng Chennai truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ những năm 1970, "tuyệt kỹ" bắt rắn lấy nọc của họ giúp Ấn Độ sản xuất thuốc chống rắn độc.

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 2

Ban đầu, người Irula bắt rắn để lột da bán, song Ấn Độ đã cấm việc này từ năm 1972. Những "cao thủ" bắt rắn ở làng Chennai sẽ mang rắn từ tự nhiên về nuôi nhốt trong một tháng, lấy nọc 4 lần trước khi thả tự do cho loài bò sát này. Nọc rắn sau đó được tiêm với liều lượng vừa phải vào những con ngựa để sinh ra kháng thể, tạo ra thuốc dùng cho con người khi bị rắn độc cắn. 

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 3

Các chuyên gia Ấn Độ ước tính mỗi năm có 46.000 người chết vì rắn cắn tại nước này. 

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 4

Chưa đầy 20 phút tìm kiếm tại một cánh đồng nằm cách đường cao tốc nhộn nhịp chưa đầy một km, Kali đã phát hiện một con rắn lục hoa cân nhỏ với màu da như màu gỗ. Đồng nghiệp Vedan của anh dễ dàng bắt nó bằng tay và cho vào túi vải mang theo. 

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 5

Chiết xuất nọc rắn tại Hợp tác xã bắt rắn Chennai.

Kali cùng Vedan được trả 300 rupee (4,5 USD) cho mỗi con rắn lục bắt được và 2.500 rupee cho rắn hổ mang. Đôi khi họ may mắn tìm được rắn nhanh chóng, nhưng cũng có ngày phải ra về tay trắng. Người Irula có các phương thuốc bằng thảo dược, giúp kéo dài thời gian cho nạn nhân trước khi tới bệnh viện. 

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 6

Rắn được nhốt trong các hũ riêng biệt. Ấn Độ có 244 loài rắn, 4 loài độc nhất là hổ mang, cạp nong, hổ bướm (Russell) và rắn lục hoa cân. Dân làng Chennai cho biết rắn thường xuyên vào nhà họ, song không mấy người tỏ ra lo sợ. Hầu hết cơ sở y tế Ấn Độ hiện nay có đủ lượng thuốc chống nọc rắn. 

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 7

Kali cho biết nghề này mang lại thu nhập, đủ cho các con anh có thể tới trường học. "Tôi không được học hành nhiều, không mấy quan tâm tới các công việc khác. Đây là việc linh thiêng với tôi", Kali nói. 

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 8

Vedan (trái) và Kali tìm kiếm rắn độc từ sáng sớm trên các cánh đồng. 

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 9

Hợp tác xã bắt rắn độc Chennai được một nhà bảo tồn người Mỹ Rom Whitaker sáng lập, hiện do chính phủ Ấn Độ điều hành. 

'Tuyệt kỹ' bắt rắn độc bằng tay không ở Ấn Độ ảnh 10

Rắn độc được bắt gặp tại hầu hết mọi nơi trên Ấn Độ. 

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG