Vì sao dân Thuỵ Sĩ chấp thuận cho nghe lén, đọc trộm email?

Vì sao dân Thuỵ Sĩ chấp thuận cho nghe lén, đọc trộm email?
TPO - Thuỵ Sĩ vốn là một trong những quốc gia nơi người dân cực kì đề cao quyền riêng tư. Thế nhưng mới đây, hơn 65% cư dân nước này đã chấp thuận cho cơ quan tình báo nghe lén, đọc trộm email của mình khi cần thiết.

Luật giám sát mới được thông qua hồi năm ngoái, nhưng chưa được thi hành vì những người phản đối đã thu thập đủ chữ ký để Thụy Sĩ phải tổ chức trưng cầu ý dân.

Theo kết quả trưng cầu dân ý được công bố vào cuối ngày Chủ nhật, 25/9, có tới 65,5% cư dân Thuỵ Sĩ nhất trí với đạo luật tăng quyền giám sát cho các cơ quan tình báo. Với đạo luật này, các cơ quan tình báo có quyền nghe lén điện thoại, đọc trộm email hoặc bí mật lắp các thiết bị theo dõi người dân khi cần thiết. Đối tượng bị giám sát là những người tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến an ninh quốc gia. Việc giám sát sẽ được tiến hành vài lần mỗi năm.

Chính phủ Thuỵ Sĩ khẳng định việc này không nhằm mục đích thu thập dữ liệu về đời tư của người dân mà chỉ là tạo điều kiện cho cơ quan tình báo làm tốt hơn công việc của mình.

Trước đó, vào năm 1989, người dân Thuỵ Sĩ đã bị sốc khi phát hiện cơ quan tình báo xem lén trên 900.000 tập tin cá nhân. Kể từ đấy, việc đảm bảo quyền riêng tư luôn được đề cao tối đa ở Thuỵ Sĩ, việc nghe lén điện thoại và giám sát email của người dân bị cấm hoàn toàn trong bất kì hoàn cảnh nào. Cơ quan tình báo của Thuỵ Sĩ được coi là có công cụ điều tra hạn chế hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vì chỉ có thể điều tra dựa trên những thông tin công khai hoặc lời khuyên của quan chức nước ngoài.

Với đạo luật mới này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thuỵ Sĩ – Guy Parmelin cho biết Thụy Sĩ đã “rời khỏi nơi tăm tối và bước ra ánh sáng cùng với các nước khác trên thế giới”. Ông Parmelin cũng khẳng định việc giám sát này sẽ chỉ tiến hành với những đối tượng được phê duyệt bởi toà án liên bang, Bộ Quốc phòng và nội các.

Việc cư dân Thuỵ Sĩ chấp thuận cho cơ quan tình báo theo dõi mình khi cần thiết đã thể hiện sự biến chuyển trong suy nghĩ của người dân nước này, đặc biệt là khi các vụ tấn công khủng bố xảy ra liên miên ở các nước châu Âu. Bà Lisa Mazzone – nghị sĩ đảng Xanh nhận định “nỗi sợ hãi khủng bố” của người dân Thuỵ Sĩ đã chiến thắng sự đề cao quyền riêng tư.

Theo Theo The Guardian
MỚI - NÓNG
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
TPO - Tại Kỳ họp thứ hai mươi (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV thông qua 13 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tỉnh có Nghị quyết phê duyệt bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục năm 2024.