Vì sao học sinh Trung Quốc đổ xô đi giải phẫu thẩm mỹ

Vì sao học sinh Trung Quốc đổ xô đi giải phẫu thẩm mỹ
TP - Bắt đầu vào kỳ nghỉ hè, các bệnh viện chỉnh hình ở Quảng Châu tấp nập các khách hàng là học sinh, sinh viên. Thế nhưng, cũng đã xuất hiện những sự cố đáng tiếc như bị nhiễm HIV sau khi xẻ mí, nâng mũi thì bị hỏng mắt…

Sốt chỉnh hình

Theo thống kê của cơ quan chuyên ngành, gần đây số khách hàng là học sinh chiếm tới hơn 30%. Các hình thức giải phẫu nâng mũi, xẻ mí, sửa khuôn mặt, gọt cằm và triệt lông được họ lựa chọn nhiều nhất, trong đó sửa khuôn mặt đứng đầu. Trung bình mỗi học sinh tiêu tốn khoảng 3.000 nhân dân tệ (NDT) (tương đương 10,5 triệu VND) cho mỗi lần làm đẹp, những ca phẫu thuật chỉnh hình trọn gói thì phải mấy chục ngàn tệ.

Tại Khoa phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Quân khu Tế Nam từ khi vào mùa nghỉ hè đến nay, ngày nào cũng chật kín khách hàng trẻ đến đăng ký làm thủ thuật. Số ca phẫu thuật từ 40, 50 ca tăng vọt lên 80, 90 ca/tháng, trong đó 2/3 khách hàng là học sinh. Bệnh viện Thiên Phật Sơn của tỉnh Sơn Đông gần đó số ca phẫu thuật ở Khoa ngoại chỉnh hình cũng tăng 30%. Bác sĩ chủ nhiệm khoa Lưu Thụy Oanh nói, các bác sĩ phải khuyên 10% số khách hàng trẻ từ bỏ ý định giải phẫu thẩm mỹ. Ví dụ, có cô bé 16 tuổi muốn có gương mặt của Lưu Diệc Phi, phải nâng mũi, độn cằm, hút mỡ… nhưng do ít tuổi nên các bác sĩ từ chối, thuyết phục cô ráng đợi thêm 2 năm nữa.

“Trong 10 năm gần đây, trên cả nước có tới gần 200 ngàn gương mặt phụ nữ bị tổn hại ở các mức khác nhau do giải phẫu thẩm mỹ thất bại. Giải phẫu thẩm mỹ không thể khôi phục, sẽ để lại dấu ấn và vết thương suốt đời; nếu cơ thể không có khiếm khuyết rõ rệt thì không nên tiến hành”. 

Giáo sư Trương Điều Sinh, chuyên gia Ngoại chỉnh hình, Viện sỹ Viện công trình Trung Quốc cảnh báo

Báo Tân Dân mô tả cảnh học sinh đổ xô tới các khoa ngoại chỉnh hình của các bệnh viện hoặc các trung tâm giải phẫu thẩm mỹ ở Nam Kinh “đông như đi chợ”, do trên báo chí xuất hiện các quảng cáo chào mời, kiểu như “Ưu đãi đặc biệt mùa hè, chỉ cần đem theo thẻ học sinh, được giảm giá 30%”. Số khách hàng dịp này tăng gấp đôi trước đây, trong đó 70% là học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông trung học. 

Giáo sư Vương Ngọc Yến, Chủ nhiệm Trung tâm laser y học chỉnh hình, Bệnh viện Cảnh sát vũ trang Quảng Đông cho biết: Ngoài nữ sinh, cả nam sinh viên cũng đến thu gọn cằm hay triệt lông bắt chước các ngôi sao Hàn Quốc, tỷ lệ chiếm khoảng 10% số khách hàng. Giáo sư Yến đặc biệt lưu ý: Học sinh dưới 16 tuổi không thích hợp với việc chỉnh hình giải phẫu thẩm mỹ do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh; phải rất thận trọng khi sửa mặt, nâng ngực hay hút mỡ.

Phụ huynh cổ xúy

Phóng viên báo Tân Dân qua tìm hiểu thấy tỷ lệ phụ huynh ủng hộ con đi giải phẫu lên tới 95%, trong đó 85% chủ động, 10% bị con cái thuyết phục. Giá cả của các ca phẫu thuật rất đắt, nhưng họ không tiếc tiền chỉnh hình cho con. Một bà mẹ đưa con gái đi phẫu thuật xẻ mí mắt với phí 3.480 tệ (12,2 triệu VND). Khi phóng viên hỏi cô bé có sợ không, cô đáp ngay “Sợ chứ, nhưng nghĩ đến việc mình sẽ xinh đẹp thì tôi thấy cần phải vượt qua nỗi sợ. Sau này tôi sẽ gây được ấn tượng tốt khi đi xin việc”.

Ngày càng nhiều học sinh và phụ huynh tin rằng, có vẻ đẹp xuất chúng thì không chỉ chiếm ưu thế trong quan hệ xã giao mà cũng có lợi thế trong cạnh tranh. Một số phụ huynh khát khao con cái thành công, thậm chí đã chủ động khuyên con đi chỉnh hình. 

Trước thực tế này, Giáo sư Lang ở khoa Báo chí Đại học Hàng không Nam Kinh cho rằng: Xã hội đã thổi phồng vẻ đẹp nhân tạo, gây nên ngộ nhận cho dân chúng, khiến giới trẻ lầm tưởng có diện mạo đẹp là có tất cả, chỉnh hình được họ coi là con đường dẫn tới thành công.

Nhiễm HIV sau khi xẻ mí

Vì sao học sinh Trung Quốc đổ xô đi giải phẫu thẩm mỹ ảnh 1

Một ca giải phẫu thẩm mỹ thất bại.

Theo Sina ngày 29/6, Tiểu Ngô năm nay sẽ tốt nghiệp nghiên cứu sinh luôn không hài lòng về đôi mắt một mí của mình. Nửa năm trước, sau khi đi nhiều nơi thăm dò, so sánh, cô quyết định bỏ 5.000 tệ (17,5 triệu VND) để xẻ mí và mở rộng mắt kiểu Hàn Quốc tại một trung tâm giải phẫu thẩm mỹ ở khu Đạo Lý, thành phố Cáp Nhĩ Tân.

 Không ngờ, trong lần khám sức khỏe mới đây, cô được thông báo: Đã bị nhiễm HIV-AIDS. Qua kiểm điểm lại, phân tích và suy đoán, thì chỉ có duy nhất khả năng cô đã bị lây bệnh do dụng cụ y tế vô trùng không tốt khi giải phẫu thẩm mỹ. Tiểu Ngô vội quay lại nơi đó làm cho ra lẽ thì “trung tâm” này đã biến mất.

   

Vào tuần trước, cô Triệu ở thị xã Đồng Giang, tỉnh Hắc Long Giang khi đến tiêm Hyaluronan để nâng mũi tại một cơ sở chỉnh hình, đột nhiên mắt trái không nhìn thấy gì nữa. Người ta vội đưa cô đến bệnh viện chuyên khoa để cấp cứu nhưng cũng không phục hồi được thị lực. 

Nguyên nhân do người làm thủ thuật đã tiêm nhầm Hyaluronan vào động mạch mắt. Qua điều tra mới ngã ngửa: Vị “chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ” này bỏ ra 5.000 tệ để theo học lớp tập huấn vi chỉnh hình cấp tốc… 2 ngày ở Cáp Nhĩ Tân rồi về mở cơ sở hành nghề. 


Theo Theo báo chí Trung Quốc
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.