Vì sao tổng thống Assad vẫn trụ vững?

Vì sao tổng thống Assad vẫn trụ vững?
TP - Lập trường của Nga trong cuộc xung đột Syria khác hẳn với Libya. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng khiến Tổng thống Assad cho tới nay vẫn tránh được số phận bi thảm của Nhà Lãnh đạo Libya Gaddafi (bị sát hại) cũng như của Tổng thống Ai Cập Mubarak (hiện trong tù) và của Tổng thống Yemen Saleh (phải chạy trốn ra nước ngoài).

> Syria: Tổng thống Assad bổ nhiệm thủ tướng mới

Tổng thống Assad
Tổng thống Assad.

Ngày 5-6, phát ngôn viên chính thức của Nhà Trắng Jay Carney cho biết Mỹ và các đối tác của Mỹ đang chuẩn bị tiến trình chuyển giao quyền lực chính trị ở Syria từ tay Tổng thống đương nhiệm Assad cho một nhân vật khác. Carney đặc biệt nhấn mạnh Mỹ đồng thời tiếp tục thảo luận với Mátxcơva về việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Một số nhà quan sát coi lời tuyên bố của Carney hàm ý Mátxcơva có thể đồng ý với việc Tổng thống Assad ra đi trong những điều kiện nhất định và đã bắt đầu thảo luân những điều kiện này với Washington. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, 6-6, Nga đã lên tiếng bác bỏ khả năng này.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov nói rõ không hề có những cuộc thảo luận như vậy giữa Nga và Mỹ và nhấn mạnh vấn đề Tổng thống Assad có ra đi hay không phải do chính nhân dân Syria chứ không phải một ai khác quyết định.

Tiếp đó, vào ngày 7 tháng 6, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định HĐBA sẽ không cho phép can thiệp quân sự vào Syria.

Nhưng theo nhận định của các nhà phân tích, việc ông Assad vẫn trụ vững chủ yếu là do những nguyên nhân bên trong xuất phát từ bản thân ông và từ chính nhân dân Syria.

Chẳng hạn, điểm mạnh của ông Assad là ông còn trẻ, mới 46 tuổi. Vì thế, ông suy nghĩ nhậy bén hơn, thích ứng nhanh hơn với tình hình mới.

Chẳng hạn, rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột Libya, ông ngay từ đầu đã đặt mua những hệ thống phòng không hiện đại của Nga khiến NATO phải từ bỏ mưu toan ném bom thủ đô Damascus.

Ông Assad cũng đã chấp nhận rất nhiều nhượng bộ. Ông bãi bỏ tình trạng giới nghiêm trong nước, tuyên bố tổng ân xá và cho phép các chính đảng hoạt động.

Nói chung, chế độ ở Syria hiện nay không khắc nghiệt lắm. Người dân khi trò chuyện với người nước ngoài có thể thoải mái chỉ trích Chính phủ mà không sợ bị nhân viên an ninh theo dõi.

Không thấy đâu có dựng tượng Tổng thống và mới đây ông Assad đã ra lệnh gỡ bỏ hầu hết các bức chân dung của ông trên các đường phố.

Theo lời đồn đại, ông hài hước nói: “Khuôn mặt của tôi làm người dân tức giận ư? Thì bớt nó đi!”.

Chính vì thế, ông Assad được đa số người dân Syria ủng hộ. Nhiều người đã quay lại với ông sau khi tận mắt chứng kiến những vụ nổ bom do các phần tử khủng bố gây ra và những cuộc đọ súng ác liệt trong các thành phố.

Dĩ nhiên, không phải người Syria nào cũng yên mến ông nhưng họ biết rõ nếu ông thất bại thì những kẻ nào sẽ thay thế ông. Họ biết rõ những kẻ đó sẽ thẳng tay đàn áp tất cả những người ủng hộ ông (như ở Lybia) và các tín đồ Thiên Chúa sẽ phải chạy trốn (như ở nhiều nước đã trải qua cái gọi là “Mùa xuân A Rập).

Nói như thế không có nghĩa ông Assad đã dễ thở hơn. Ngược lại, chắc chắn ông sẽ còn phải đối đầu với nhiều khó khăn, với áp lực từ bên ngoài ngày càng gia tăng và với những biện pháp trừng phạt ngày càng gay gắt do phương Tây áp đặt.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov cho biết, không hề có những cuộc thảo luận như vậy giữa Nga và Mỹ. Tổng thống Assad có ra đi hay không phải do chính nhân dân Syria chứ không phải một ai khác quyết định

Vũ Việt
Theo Vz.ru và Aif.ru

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.