Việt-Nga thúc đẩy hợp tác y học hạt nhân

TP - Theo ông Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, công nghệ hạt nhân đang được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, góp phần vào những thành tựu đáng kể trong y tế và nông nghiệp. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của công nghệ hạt nhân tại Việt Nam là Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân (CNEST).

Biên bản ghi nhớ về kế hoạch triển khai dự án đã được ký kết giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) ngày 29/6. 

“Đồng vị phóng xạ sản xuất tại CNEST sẽ được sử dụng cho mục đích chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư, bệnh nội tiết, tim mạch. Nhìn chung, y học hạt nhân công nghệ cao sẽ đến gần hơn với người dân cả nước”, ông Evgeny Pakermanov, Chủ tịch Rusatom Overseas (Nga), cho biết. CNEST cũng sẽ đóng vai trò chủ chốt tại khu vực Đông Nam Á. Nhu cầu đối với các sản phẩm, dịch vụ y học hạt nhân chất lượng trong khu vực hiện rất lớn. Việt Nam có thể trở thành nước dẫn đầu trong khu vực về mảng này.

Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân trong y tế. Từ năm 2016, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân  và Bộ Y tế đã phối hợp Bệnh viện Bạch Mai tham gia xây dựng dự án nhằm củng cố vai trò quản lý của Chính phủ trong việc sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình. PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đã có sự phối hợp giữa bệnh viện và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong nhiều năm qua, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

Cán bộ bệnh viện, cụ thể là GS.TS Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, đã trực tiếp hỗ trợ Bộ Y tế trong việc lập kế hoạch, phát triển các mạng lưới quốc gia trong lĩnh vực y học hạt nhân, điện học và xạ trị. Tại hội nghị toàn quốc về khoa học và công nghệ hạt nhân lần thứ 12 được tổ chức mới đây tại Nha Trang (Khánh Hoà), GS.TS Mai Trọng Khoa nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những quốc gia đã sử dụng thành công phương pháp bức xạ ion hoá để chẩn đoán và điều trị ung thư. PGS.TS. BS Lê Ngọc Hà, Chủ nhiệm Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết, bệnh viện cũng đã ứng dụng thành công các công nghệ này trong việc chẩn đoán bệnh.

“ROSATOM Healthcare đã phát triển các công nghệ hạt nhân ứng dụng trong y tế. Ngoài việc cung cấp trong nước, tập đoàn cũng cân nhắc các quốc gia khác làm đối tác tiềm năng. Thiết bị kiểu này rất tốn kém, không rõ ở Việt Nam như thế nào nhưng nhiều cơ sở y tế ở Nga cũng không đủ tiền mua, cần sự hỗ trợ lớn của nhà nước”, bà Maria Firsova, đại diện ROSATOM Healthcare thuộc ROSATOM, nói.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".