Vũ khí gây sốc tại Hội chợ LIMA - 2007

Vũ khí gây sốc tại Hội chợ LIMA - 2007
TP - Tại hội chợ triển lãm hàng không và hàng hải LIMA-2007 tổ chức ở Malaysia đầu tháng 12/2007, nước Nga lại một lần nữa chứng tỏ họ đang tiến hành cuộc “thập tự chinh” trên thị trường vũ khí trang bị ở Đông Nam Á. 
Vũ khí gây sốc tại Hội chợ LIMA - 2007 ảnh 1
“Gián điệp bay” siêu nhỏ của Nga tại Lima 2007

Tại LIMA-2007, nước Nga chứng tỏ họ có khả năng không chỉ “tàng hình hóa” máy bay, tên lửa mà cả chiến hạm.

Công nghệ “tàng hình” được biết đến qua sự hiện diện máy bay “tàng hình” F-117 của Mỹ và gần đây nhất là máy bay chiến đấu “tàng hình” thế hệ 5 F-22 Raptor được coi là tiêu chuẩn quốc tế về loại hình công nghệ này.

Người Nga không xây dựng công nghệ “tàng hình” theo kiểu Mỹ. Họ đã từng phát triển và ứng dụng công nghệ này từ những năm 1970 và áp dụng thành công cho tên lửa hành trình phóng từ biển.

Tại LIMA-2007, Nga trình diễn các loại tàu chiến “tàng hình” toàn bộ thân tàu cũng như các thiết bị trên boong tàu, các trạm ra-đa, dàn pháo, bệ phóng tên lửa và ngư lôi.

Cũng tại LIMA-2007, Nga “trình làng”các kiểu tàu chiến phóng lôi mới nhất. Tất cả đều được “tàng hình hóa”.

Tàu chiến của Nga, xét về mặt vũ khí và trang bị thì không có loại tàu chiến nào trên thế giới sánh kịp, cho phép kíp lái tàu tự mình đưa ra quyết định sử dụng loại vũ khí nào để có thể thực hiện được các nhiệm vụ chiến đấu trong từng tình huống cụ thể, dù đó là đánh trả cuộc tiến công từ trên không, tiến công chống tàu ngầm, chống cướp biển, chống khủng bố hay các hoạt động tội phạm khác.

Ngoài ra, tàu chiến của Nga còn có thể yểm trợ hỏa lực cho các hoạt động đổ bộ đường biển. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài, trên thế giới có rất ít các loại tàu chiến có thể có được chức năng đa dạng như thế.

Trong quân đội Nga, loại tàu chiến này cũng chỉ mới được đưa vào trang bị cho Hải quân và sắp tới đây sẽ được sản xuất hàng loạt. Tổ hợp công nghiệp quân sự Nga sẽ xuất khẩu các loại tàu chiến hiện đại nhất sang thị trường vũ khí trang bị Đông Nam Á.

“Gián điệp bay” siêu nhỏ

Nga mang tới LIMA-2007 không chỉ các loại máy bay hiện đại nhất thuộc dòng họ “MIG” và “SU”, mà còn làm cho giới quan sát nước ngoài kinh ngạc bởi các phương tiện trinh sát trên không khác lạ.

Theo nhiều chuyên gia phân tích hội chợ quân sự, lần này, Nga chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng và chất lượng, trong đó có một loại máy bay trinh sát được giới bình luận đặt tên là “Dơi Săn Mồi”.

Đây là một loại máy bay trinh sát không người lái, có thể dễ dàng cất cánh trực tiếp bằng hệ thống tạo lực đẩy đàn hồi bằng dây cao su. Chỉ cần làm một động tác đơn giản và nhẹ nhàng giống như lên dây cót đồng hồ, sau đó buông tay ra để máy bay tự cất cánh.

Theo các chuyên gia, đây là loại máy bay “thông minh”, được lắp máy quay video camera hồng ngoại, có thể quan sát rõ bất kỳ mục tiêu nào trên địa hình từ cự ly 25km và truyền thông tin về tọa độ  và hình ảnh của mục tiêu theo thời gian thực đến máy tính xách tay của thao tác viên.

Ở Nga, “Dơi Săn Mồi” đã được cung cấp cho hãng công nghiệp dầu khí “Gazprom”, Bộ nội vụ và Cục an ninh liên bang. Sắp tới đây, khí tài bay trinh sát không người lái “thông minh” mới được trang bị cho Bộ Quốc Phòng.

Tàu ngầm siêu nhỏ

Tại LIMA-2007, Nga còn giới thiệu các kiểu tàu ngầm siêu nhỏ “Pirania”, “Triton-1” và “Triton-2”của Văn phòng thiết kế vũ khí hải quân “Malahit”.

Trong Hải quân Nga, các tàu ngầm siêu nhỏ này với kíp lái từ 2-4 người nhái chiến đấu được sử dụng vào mục đích trinh sát và đột nhập. Những tàu này được thả ra từ “tàu ngầm mẹ” và quay trở về một cách vô hình.

Hải quân nhiều nước đặc biệt chú ý đến loại tàu ngầm siêu nhỏ “Piranie” vì nó có khả năng chạy xa và lặn sâu.

Còn giới quân sự Malaysia đặc biệt quan tâm tàu ngầm siêu nhỏ “Piranie” vì nó có thể được sử dụng như là loại tàu ngầm phóng ngư lôi - một loại vũ khí cực kỳ lợi hại trong các cuộc chiến trên biển.

Lê Minh Quang
Tổng hợp từ “Lenta.ru” và “Ng.ru”

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.