Vụ MH17: Sau hai năm, nỗi đau còn đó

Dân làng đặt di ảnh một số hành khách xấu số của MH17 tại một khu tưởng niệm ở làng Petropavlivka, Donetsk, Ukraine
Dân làng đặt di ảnh một số hành khách xấu số của MH17 tại một khu tưởng niệm ở làng Petropavlivka, Donetsk, Ukraine
TPO - Ngày 17/7, hai năm sau khi chiếc máy bay số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị tên lửa đất đối không bắn hạ ở miền đông Ukraine khiến toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng, nỗi đau vẫn còn đó trong khi câu hỏi về thủ phạm vẫn chưa có lời giải đáp.  
Vụ MH17: Sau hai năm, nỗi đau còn đó ảnh 1

Cậu bé nhìn những chiếc máy bay giấy màu trăng do trẻ em trong làng gấp đặt cạnh mảnh vỡ MH17

Vụ MH17: Sau hai năm, nỗi đau còn đó ảnh 2

Người thân đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân xấu số 

Vụ MH17: Sau hai năm, nỗi đau còn đó ảnh 3

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đặt hoa tưởng niệm tại 
Expo Haarlemmermeer, Vijfhuizen, Hà Lan

Vụ MH17: Sau hai năm, nỗi đau còn đó ảnh 4

Người dân địa phương tưởng nhớ nạn nhân tại làng Petropavlivk, Ukraine

Vụ MH17: Sau hai năm, nỗi đau còn đó ảnh 5

Gấu bông và nến tại Grabove, Ukraine

Vụ MH17: Sau hai năm, nỗi đau còn đó ảnh 6

Di ảnh các nạn nhân tại Petropavlivk, Donetsk, Ukraine

Vụ MH17: Sau hai năm, nỗi đau còn đó ảnh 7

Hình ảnh xác MH17 sau khi gặp nạn

Ngày 17/7/2014, chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur thì bị bắn hạ gần Hrabove, tỉnh Donetsk, Ukraine, cách biên giới Ukraine- Nga chỉ 40km, khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Hầu hết nạn nhân là người Hà Lan.

Ukraine và phương Tây cáo buộc lực lượng nổi dậy được Nga hậu thuẫn đã bắn rơi máy bay MH17 bằng tên lửa Buk. Trong khi đó, Nga cho rằng chính lực lượng quân đội Ukraine là bên gây ra thảm kịch này.

Năm ngoái, Ủy ban an toàn Hà Lan (DSB) đã đưa ra kết luận chiếc máy bay xấu số MH17 bị tên lửa Buk do Nga sản xuất bắn rơi song không nêu rõ bên nào là thủ phạm. Chủ tịch DSB khi ấy là ông Djibbe Joustra cho biết tên lửa bắn đi từ khu vực mà lực lượng nổi dậy đang kiểm soát.

Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hãng hàng không Malaysia Airlines và là vụ tai nạn thứ hai xảy đến với Malaysia Airlines trong năm 2014 khi trước đó, ngày 8 tháng 3, chiếc máy bay số hiệu MH370 mất tích khi đang trên đường đến Bắc Kinh.

Theo Theo Dailymail
MỚI - NÓNG