Vụ sữa giả: Xếp hàng đòi công ty Tam Lộc bồi thường

Vụ sữa giả: Xếp hàng đòi công ty Tam Lộc bồi thường
Tân Hoa xã sáng nay 17/9 đưa tin, chính phủ Trung Quốc sau khi tổng kiểm tra 175 nhà máy sản xuất sữa bột trẻ em trên toàn quốc đã công bố kết quả sơ bộ.

Theo đó có ít nhất 22 nhà máy sản xuất sữa với 69 nhãn sữa có chứa hóa chất melamin độc hại, 87 nhà máy an toàn, 66 nhà máy đã ngưng sản xuất.

Trước đó, hàng trăm người đã kéo tới xếp hàng bên ngoài trụ sở của Tập đoàn Sữa Tam Lộc ở thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc đòi được giải thích và nhận bồi thường.

Vụ sữa giả: Xếp hàng đòi công ty Tam Lộc bồi thường ảnh 1

Người dân xếp hàng đòi công ty Tam Lộc bồi thường

Một thương nhân tên là Dương Lôi Đồng, 34 tuổi, cho biết hai bé gái sinh đôi đang lẫm chẫm tập đi của anh đã uống sữa Tam Lộc từ khi mới chào đời, anh cho rằng: “Ngay cả khi họ trả lại tiền cho chúng tôi, thì cũng không thể phục hồi sức khỏe cho các cháu bé”.

Sau khi điều tra “Sự cố sữa Sanlu nhiễm độc” ở Thạch Gia Trang, Thành Ủy thành phố Thạch Gia Trang ngày 16/9 đã báo cáo lên Tỉnh Ủy tỉnh Hà Bắc, kiến nghị cách chức đối với ông Trương Phát Vượng, Phó Thị trưởng chuyên trách về sản xuất nông nghiệp, đã lơ là trong quản lý sản xuất sữa nguyên liệu, thu mua, tiêu thụ sữa nhiễm độc.

Trong lúc này, Hệ thống siêu thị Wellcome ở Đặc khu kinh tế Hồng Công (Trung Quốc), cũng ra lệnh thu hồi loại kem hoa quả Y Lợi (Yili) từ tất cả các cửa hàng bán lẻ của công ty ở Hồng Công sau khi phát hiện loại kem mút này có chứa chất melamine độc hại.

>> Vụ sữa Sanlu chứa độc tố: Có hành động phá hoại

>> Hơn 1.200 trẻ bị sỏi thận do dùng sữa Sanlu

>> Bắt 19 nghi phạm trong vụ sữa bột Tam Lộc

>> Sữa bột gây sỏi thận cho trẻ em bị trộn chất làm keo dán

Chuỗi siêu thị Wellcome ra thông báo cho biết, Cục Thực phẩm và Vệ sinh môi trường đã phát hiện chất melamin trong mẫu xét nghiệm loại sản phẩm này. Wellcome sẽ ngừng bán ngay lập tức các sản phẩm kem hiệu Yili, coi đó như một biện pháp phòng ngừa.

Wellcome tiến hành thu hồi các sản phẩm trên sau khi chính quyền Hồng Công ra cảnh báo đối với đồ uống đóng hộp của lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) được chế biến từ sữa bột mua của Tập đoàn Sanlu của Trung Quốc.

Bộ Y tế Trung Quốc hiện đã cam kết điều trị miễn phí cho toàn bộ trẻ nhỏ bị bệnh do uống sữa bột nhiễm độc của Tập đoàn bơ sữa Sanlu (Tam Lộc), đồng thời sẽ cử các chuyên gia y tế tới các địa phương để hỗ trợ công tác điều trị. Các bệnh nhi sẽ được ưu tiên điều trị tại tất cả các cơ sở y tế trên cả nước.

Thứ trưởng Y tế Mã Hiểu Vĩ cho biết, với phương pháp điều trị khoa học, kịp thời và hiệu quả, Bộ Y tế sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn xảy ra thêm các trường hợp thương vong.

Bộ Y tế Trung Quốc cũng thành lập một nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn để chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhi. Nhóm này gồm 34 người, trong đó có năm bác sĩ nhi, bảy bác sĩ tiết niệu, 10 bác sĩ thận và 12 chuyên gia chẩn đoán bằng siêu âm.

Theo V.L
Tuổi Trẻ/THX, Reuters

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.