Xem đường đi của 'gió hạt nhân' từ Nhật Bản

Xem đường đi của 'gió hạt nhân' từ Nhật Bản
Từ ngày 15 đến 18-3-2011 đám mây phóng xạ có xu hướng bay từ đất liền ra biển theo hướng Đông - Bắc, chưa thể ảnh hưởng đến Việt Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết

> Tin đồn mưa nhiễm phóng xạ từ đâu ra?
> Tin nhắn 'phóng xạ' thất thiệt lan nhanh khắp Châu Á
> Bác tin đồn mưa axít, mưa phóng xạ ở Việt Nam

Quỹ đạo gió dự báo từ Fukushima (từ 01h ngày 16/3/2011 đến 13h ngày 19/3/2011, giờ Việt Nam). Ảnh: Bộ KH&CN
Quỹ đạo gió dự báo từ Fukushima (từ 01h ngày 16-3-2011 đến 13h ngày 19-3-2011, giờ Việt Nam). Ảnh: Bộ KH&CN .

Tối 16-3, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, từ ngày 15 đến 18-3-2011 đám mây phóng xạ sẽ có xu hướng bay từ đất liền ra biển theo hướng Đông - Bắc. Điều này sẽ làm giảm ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với sức khỏe con người.

Với xu hướng phát tán chất phóng xạ như trên, các nhà khoa học nhận định, đám mây phóng xạ của sự cố hạt nhân tại Nhật bản chưa thể ảnh hưởng đến Việt Nam trong những ngày tới.

Kết quả tính toán hướng phát tán chất phóng xạ của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản. Ảnh: Bộ KH&CN
Kết quả tính toán hướng phát tán chất phóng xạ của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản. Ảnh: Bộ KH&CN .

Từ các số liệu cập nhật trên, cho thấy thùng áp lực và lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép bên ngoài của các lò phản ứng về cơ bản vẫn giữ được các chất phóng xạ bên trong lò phản ứng. Tuy nhiên, việc xử lý sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 vẫn còn tiếp diễn và rất khó khăn.

Trao đổi với PV, một nhà khoa học của Cục An toàn bức xạ hạt nhân nhận định, nguyên nhân khiến các nhà máy liên tục nổ có thể vì Nhật Bản chưa tìm ra hướng giải quyết triệt để một nhà máy nào, khiến chúng tạo ra "dây chuyền". Tuy nhiên, sự cố hiện nay của Nhật Bản cũng rất khó có khẳng năng trở thành thảm họa Chernobyl thứ 2.

Theo Hoàng Lan
VTC News

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG