Ðảo nhỏ ở biển Ðông trở thành điểm tranh giành ảnh hưởng

Một tàu hải quân tại căn cứ Lombrum. Ảnh: Asia Times
Một tàu hải quân tại căn cứ Lombrum. Ảnh: Asia Times
TP - Căn cứ hải quân Lombrum trên đảo Manus của Papua New Guinea, nơi một thời là điểm tập kết của quân đồng minh trong Thế chiến 2, có thể trở thành mảnh ghép quan trọng mà các nhà hoạch định Mỹ, Úc đang tìm kiếm nhằm đối trọng lại một Trung Quốc ngày càng quyết liệt trên các vùng biển ở khu vực, trong đó có biển Ðông.

Úc đã bắt tay nâng cấp căn cứ Lombrum trên đảo Manus trước khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thông báo hôm 17/11 rằng Mỹ sẽ tham gia hoạt động này. Đảo Manus có diện tích nhỉnh hơn Hong Kong của Trung Quốc. Bài viết đăng ngày 3/12 trên báo Hong Kong South China Morning Post nói rằng căn cứ đó có thể trở thành một điểm trung chuyển để Hải quân Mỹ tái nạp nhiên liệu và giám sát biển, trong bối cảnh Hải quân Trung Quốc đang gia tăng phạm vi hoạt động trên Thái Bình Dương., trong đó có biển Đông.

Căn cứ Lombrum được Mỹ xây dựng năm 1944, vào giai đoạn quân đồng minh đang chuẩn bị cuộc tấn công cuối cùng vào Nhật Bản trong bối cảnh đang diễn ra Thế chiến 2. Lúc đỉnh điểm của chiến tranh, ở căn cứ này có nhiều bến tàu, 1 đường băng, hàng chục ngàn lính hải quân, 800 con tàu, nhiều kho nhiên liệu và một bệnh viện 3.000 giường.

Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu hải quân làm việc tại trường quốc tế học S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng các cường quốc đang quan tâm nhiều hơn đến Manus, hòn đảo thuộc phạm vi ảnh hưởng của Úc cho đến khi Trung Quốc “nhòm ngó”.

Năm 2016, công ty Kỹ thuật cảng Trung Quốc giành được gói thầu phát triển cảng hàng không Momote trên đảo Manus, nhưng cả Bắc Kinh lẫn chính phủ Papua New Guinea đều không xác nhận thông tin Trung Quốc thực tế đang có ý định xây dựng một cảng biển ở đó. Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho rằng sự hiện diện của Trung Quốc ở Manus sẽ giúp nước này tiếp cận gần hơn căn cứ của Mỹ trên đảo Guam và hạn chế khả năng hoạt động của các đối thủ trên Thái Bình Dương.

Tại Úc, nơi những lo ngại về việc Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng ở khu vực và âm thầm can thiệp vào chính trị ở Canberra ngày càng gia tăng, một số nhà phân tích cho rằng việc nâng cấp căn cứ ở Lombrum là câu trả lời trực tiếp cho hoạt động quân sự hóa trái luật của Trung Quốc trên biển Đông.

Các nhà phân tích cho rằng nhiệm vụ quan trọng trước mắt đối với Mỹ và Úc là trấn an lo lắng ở cả Papua New Guinea và Indonesia.

Tuần qua, ông Abdul Kharis Almasyhari, Chủ tịch Ủy ban giám sát an ninh và quốc phòng của quốc hội Indonesia, được báo chí địa phương dẫn lời nói rằng các cường quốc không nên “quân sự hóa châu Á - Thái Bình Dương”, trong đó có biển Đông. Ông này thúc giục chính phủ của Tổng thống Joko Widodo vận động hành lang chống lại việc thiết lập các căn cứ hải quân nước ngoài ở Papua New Guinea, cho rằng điều này sẽ “làm gia tăng căng thẳng chính trị” ở khu vực.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.