EURO với chủ nhà: Cú hích hay cú đấm kinh tế?

EURO với chủ nhà: Cú hích hay cú đấm kinh tế?
EURO, ngày hội bóng đá không chỉ dành cho châu Âu. Nó đã trở thành sản phẩm để cả thế giới chiêm ngưỡng. Vì thế mà nước chủ nhà sẽ đóng vai trò trung tâm. Nhưng nhiệm vụ của họ không chỉ là tổ chức, mà còn phải làm một bài toán kinh tế siêu hạng…

EURO với chủ nhà: Cú hích hay cú đấm kinh tế?

> EURO 2012: khi những ông già làm...cách mạng sex

> Euro 2012 và những con số

EURO, ngày hội bóng đá không chỉ dành cho châu Âu. Nó đã trở thành sản phẩm để cả thế giới chiêm ngưỡng. Vì thế mà nước chủ nhà sẽ đóng vai trò trung tâm. Nhưng nhiệm vụ của họ không chỉ là tổ chức, mà còn phải làm một bài toán kinh tế siêu hạng…

Toàn cảnh SVĐ Quốc gia tại Warsaw và hệ thống phụ trợ đi kèm
Toàn cảnh SVĐ Quốc gia tại Warsaw và hệ thống phụ trợ đi kèm.

Uruguay là nơi ít bị ảnh hưởng nhất bởi sự sụp đổ tài chính của phố Wall hồi thập kỷ 30 thế kỷ trước. Tiềm lực kinh tế giúp Uruguay được trao quyền đăng cai World Cup đầu tiên. 4 năm sau, chế độ độc tài Mussolini đã đưa World Cup về Italia. Mussolini muốn khẳng định vị thế bằng cách chi mạnh gấp nhiều lần World Cup 1930 khi bỏ ra 3,8 triệu lire (tính tỷ giá thời đó gấp 2,7 lần Uruguay). Đó là chưa kể Mussolini chỉ đạo Bộ Du lịch Italia hỗ trợ 75% chi phí cho tất cả các CĐV muốn đến Italia trong thời gian diễn ra giải.

Có thể coi Mussolini chính là người khởi đầu cuộc cách mạng trong việc tổ chức một giải bóng đá lớn. Bởi “lợi nhuận” mà Mussolini giành được là chức vô địch (đương nhiên!) và hình ảnh đất nước, chế độ được phổ biến khắp thế giới.

Bóng đá hiện đại không đơn giản như cách đây gần 100 năm. Bóng đá không chỉ là công cụ đưa nước chủ nhà đến với thế giới mà còn là một thương vụ kinh tế khổng lồ được lên kế hoạch và thực hiện kéo dài trong nhiều năm.

Bóng đá trở thành môn thể thao đắt giá, chi phí phải tính bằng tỷ euro, với nguồn lợi nhuận khổng lồ. EURO 2012 cũng không phải ngoại lệ.

Chưa có thống kê đầy đủ, nhưng để có được những công trình hạ tầng phục vụ EURO, hai nước Ba Lan & Ukraine phải chi khoảng 3,2 tỷ euro cho các hạng mục cơ bản: 4 SVĐ mới, 4 sân được cải tạo, 6 sân tập cũng được đầu tư, 2 hệ thống tàu điện ngầm, toàn bộ hệ thống giao thông cơ bản, 20.000 chiếc xe bus nhập mới, hệ thống kiểm soát an toàn bay và dịch vụ hàng không ở các sân bay được nghiên cứu sử dụng công nghệ dây chuyền hoàn toàn tự động (trong đó việc vận chuyển, phân loại hàng hóa được lắp công nghệ theo dõi an ninh và chống trộm tiên tiến nhất thế giới)…

Những nghệ sỹ đường phố phục vụ NHM
Những nghệ sỹ đường phố phục vụ NHM.
 

Thậm chí loạt ghế ngồi ở SVĐ National tại Warsaw được sử dụng loạt ghế siêu hiện đại, được phân ra hai loại riêng biệt: dùng cho hạng VIP và hạng phổ thông. Họ nghiên cứu bộ ghế này mất 2 năm để chịu được mọi tác động trong trường hợp CĐV quá khích.

Những chiếc ghế vượt qua các cuộc kiểm tra đập phá, cho xe ô tô chẹt qua mà không biến dạng, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thời tiết...

Hàng ngàn xe bus mới giúp NHM đi lại dễ dàng
Hàng ngàn xe bus mới giúp NHM đi lại dễ dàng.
 

Bóng đá bây giờ là thế. Được đầu tư vô hạn, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất. Nhưng đã là kinh tế thì không có chuyện bỏ ra cả đống tiền chỉ để lấy “le” rằng ta đây hoành tráng. Hàng loạt phép tính như ma trận được các nhà kinh tế học ở Ba Lan & Ukraine đưa ra.

Và sau khi tổng hợp lại, họ tính rằng, riêng nguồn thu từ du lịch, các CĐV sử dụng dịch vụ trong kỳ EURO sẽ lên đến 2,5 tỷ euro. Tiền bản quyền truyền hình cho mỗi đài truyền hình có giá khoảng 5 triệu USD cho 31 trận. Có nghĩa, mỗi trận có giá 161.300 USD.

Hiện nay đã có 79 quốc gia có bản quyền (trong đó có Việt Nam). Như vậy, kỳ EURO này có giá bao nhiêu? Hãy làm một phép nhân sẽ thấy. Đó là lợi nhuận hữu hình.

Sân bay quốc tế Boryspil tại Kiev được nâng cấp
Sân bay quốc tế Boryspil tại Kiev được nâng cấp.
 

Tiếp đó, toàn bộ cơ sở hạ tầng tại Ukraine & Ba Lan phục vụ cho EURO sẽ có giá trị sử dụng từ 15 đến 35 năm sau. Ảnh hưởng của EURO còn giúp bóng đá hai nước này phát triển trong 15 năm tới.

Bên cạnh hình ảnh chủ nhà được phổ biến khắp thế giới, lợi nhuận vô hình mà họ có được là không thể đo đếm.

Có thể đội chủ nhà chẳng cần mang tham vọng vô địch hay tiến sâu vào giải, nhưng chỉ cần được tổ chức cũng đã là thành công quá lớn rồi. Thực tế là sau khi Pháp vô địch trên sân nhà ở EURO 1984, chưa có chủ nhà nào đăng quang.

Thậm chí là các nước đăng cai hầu hết không phải ứng cử viên vô địch. Đó là lý do tại sao bất kỳ quốc gia nào cũng muốn đăng cai tổ chức EURO hay World Cup.

Hệ thông tàu điện ngầm hiện đại tại Ukraine
Hệ thông tàu điện ngầm hiện đại tại Ukraine.

Rất đắt đỏ, nhưng “sản phẩm” của EURO 2012 sẽ thực sự là đỉnh cao. Những hãy cẩn thận. Bài học của Hy Lạp năm 2004 khi tổ chức Olympic Athens vẫn còn đó.

Nợ công từ việc đăng cai Olympic là một phần nguyên nhân khiến Hy Lạp rơi vào khủng hoảng tài chính hiện tại. Bản chất kinh tế là như vậy. Lợi thì rất lợi, nhưng cũng có thể nó sẽ biến thành “cú đấm kinh tế” chí mạng với nước chủ nhà.

Theo L.Trung
Bongdaplus.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG