Giấc mơ đẹp của cô gái vàng rowing Việt Nam

Từ chỗ tập cho khỏe, Hài (bên phải) trở thành cô gái vàng của rowing Việt Nam.
Từ chỗ tập cho khỏe, Hài (bên phải) trở thành cô gái vàng của rowing Việt Nam.
Suốt ngày bận rộn tập luyện, thi đấu nhưng Phạm Thị Hài vẫn miệt mài theo học đại học để sau này giải nghệ có thể trở thành giáo viên, nối nghiệp bố.

> Thêm một ngày 'bùng nổ' vàng Sea Games

Tình cờ bén duyên cùng rowing
Phạm Thị Hài sinh ngày 25/6/1989 tại Đan Phượng (Hà Tây cũ). Thuở nhỏ, cô bé gầy gò lại hay ốm vặt. Thương cháu, người cô của Hài tới bàn với bố mẹ gửi em cho một người họ hàng bên chồng để tập rowing, tăng cường thể lực.

"Lúc đó em chẳng biết rowing là gì, thậm chí chưa từng một lần xem thi đấu môn này qua tivi. Tuy nhiên, nghe cô nói thì gật đầu ngay vì biết rằng nếu theo tập rowing thì sẽ được ra Hà Nội. Em ham chơi, háo hức được khám phá Thủ đô nên kiên quyết xin bố mẹ cho đi tập dù chẳng biết mình có theo nổi không", nữ tuyển thủ rowing Việt Nam chia sẻ.

Từ chỗ tập cho khỏe, Hài (bên phải) trở thành cô gái vàng của rowing Việt Nam.
Từ chỗ tập cho khỏe, Hài (bên phải) trở thành cô gái vàng của rowing Việt Nam. .

Năm lớp 11, cứ đều đều tuần 3 buổi Hài đạp xe hơn 20km từ Đan Phượng lên hồ Tây để tập rowing vì "thích được ngắm Thủ đô". Điều bất ngờ là Hài lại rất có tố chất với bộ môn này, từ chỗ tập cho khỏe người cô bé sinh năm 1989 đã được các thầy chấm, đào tạo để sau này chinh chiến ở các giải lớn.

Sau khi tốt nghiệp THPT năm 2007, Hài chuyển hẳn lên ăn ở tại hồ Tây để tập luyện cùng đội. Chỉ chưa đầy một năm sau khi dồn toàn tâm toàn ý cho rowing, cô gái sinh năm 1989 đã có được tấm huy chương đầu tiên với thành tích về nhì ở nội dung thuyền đôi complex. Có thể nói Hài là cô gái vàng rowing Việt Nam bởi tính tới thời điểm hiện tại, nữ VĐV này đã có số huy chương nhiều tới mức "không nhớ nổi", với vô số HCV trong nước, HCV SEA Games, HCB Asiad (2008)...

Cháy bỏng giấc mơ được đứng trên bục giảng

Hài còn trẻ nhưng là người biết lo xa. Ngay từ cách đây hơn 4 năm, cô gái quê Đan Phượng đã bắt tay vào chuẩn bị cho tương lai sau khi giải nghệ của mình bằng việc theo học ở ĐH TDTT tại Từ Sơn, Bắc Ninh. "Sau khi từ giã sự nghiệp, em sẽ không theo nghiệp huấn luyện. Em muốn nối nghiệp bố, trở thành một giáo viên. Hiện tại em đã là sinh viên năm thứ tư rồi. Sau này ra trường em sẽ là cô giáo dạy môn giáo dục thể chất", Hài phấn khích chia sẻ.

Vừa thi đấu, Hài vừa chuẩn bị cho tương lai trở thành một cô giáo.
Vừa thi đấu, Hài vừa chuẩn bị cho tương lai trở thành một cô giáo. .

"Bố em là giáo viên. Tuy nhiên, có thời kỳ lương quá thấp, thậm chí trả bằng phân đạm, không đủ nuôi gia đình có tới 5 người con nên bố quyết định nghỉ việc để chuyển sang kinh doanh nhỏ. Việc trồng hoa, nấu rượu, bán hàng... giúp gia đình có đủ 3 bữa no nhưng bố lúc nào cũng đượm buồn vì nhớ nghề. Nhiều đêm em còn thấy bố lặng lẽ ngồi mở những quyển sách giáo khoa, đôi mắt rơm rớm".

Hiểu nỗi buồn của bố, chị em Hài ai cũng muốn trở thành giáo viên. Chị gái Hài đã là cô giáo, ngày Hài được đứng trên bục giảng cũng không còn xa và cô em gái của Hài cũng đang ấp ủ giấc mơ thi vào trường ĐH sư phạm.

Đặc biệt, để tránh cảnh yêu nghề nhưng lương không đủ sống, phải bỏ nghề như bố, Hài còn lên sẵn kế hoạch làm nghề tay trái. Mỗi khi thi đấu giành thành tích, được thưởng, cô gái sinh năm 1989 đều gửi tiết kiệm để sau này mở một cửa hàng kinh doanh đồ thể thao.

Theo Tri thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.