90+ 3!

90+ 3!
TP - Cũng ở Hà Nội, cũng là những phản ứng đòi bỏ cuộc, cũng xuất phát từ một quả penalty ở phút thứ 90+3 dù ở hai trận đấu khác nhau nhưng cùng xuất phát từ tiếng còi của một người: Trọng tài Quốc Việt.

Ở vòng đấu trước, trận đấu giữa HN-ACB và Boss Bình Định, trọng tài Quốc Việt cho đội chủ nhà hưởng quả phạt 11 mét ở đúng những phút cuối cùng, khi hai đội đang hòa 0-0. Quyết định này đã gặp phải phản ứng rất quyết liệt của đội khách Boss Bình Định tới mức họ định bỏ cuộc, còn cầu thủ bị đuổi là Bruno suýt nữa lao vào “nói chuyện bằng chân tay” với trọng tài.

Sau trận đấu ấy, dư luận xì xào rằng, ông Việt “cho” HN-ACB quả penalty ấy nhưng thủ môn Tô Vĩnh Lợi và thần may mắn thì nói không bởi cú sút của Ngake lại bị Tô Vĩnh Lợi đẩy được. Trên thực tế, HN-ACB không thắng là may cho trọng tài Việt bởi nếu Boss Bình Định thua thì chuyện rắc rối to.

Một quả penalty vào phút bù giờ cũng không phải là hiếm gặp nhưng lặp lại chỉ sau đúng một vòng đấu, cùng một trọng tài thì quả thật có điều gì đó khó nói.

Chỉ có một điểm khác là lần này, trọng tài Việt không cho lợi thế về phía chủ nhà Hòa Phát Hà Nội mà là đội khách Thể Công Viettel. Nhưng nói cho đúng thì sân Hà Nội hôm qua mới là sân của Thể Công với lực lượng CĐV hùng hậu hơn, sôi nổi hơn.

Chưa bàn đến chuyện những quyết định của trọng tài Việt đúng hay sai nhưng rõ ràng tâm lý của trọng tài này không thật vững khi mà nhiệt độ trận đấu càng nóng ở những cuối trận. Chắc chắn, BTC sẽ xem xét cả hai trường hợp này nhưng có thể sẽ phải để dành sang… năm mới.

Vòng 5 Petro Gas V-League vẫn ghi nhận sức nóng từ các khán đài, từ sân Hà Nội cho đến sân Thống Nhất ở TPHCM nhưng đã có những cái nóng quá giới hạn như việc có tới hai thẻ đỏ trong trận X.Hải Phòng gặp TCDK-SLNA.

Vòng đấu tất niên để lại vui buồn lẫn lộn và những đội như SHB Đà Nẵng, TCDK-SLNA, Hòa Phát Hà Nội lại “có dịp” vắt cái lo chuyên nghiệp từ năm này qua năm khác. 

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.