Achilefu từ "Vua phá lưới" đến "cò" cầu thủ

Achilefu (đội mũ) giờ là một cò cầu thủ
Achilefu (đội mũ) giờ là một cò cầu thủ
Achilefu nổi lên như một “tên tuổi” khôn ngoan và đầy kinh nghiệm với những toan tính hợp lý, cùng việc hợp pháp hóa nghề "cò” cầu thủ ở V.League...
Achilefu (đội mũ) giờ là một cò cầu thủ
Achilefu (đội mũ) giờ là một cò cầu thủ.

Làm môi giới phải quảng giao

“Quảng giao là một trong những yêu cầu của nghề môi giới cầu thủ. Tôi thích làm nghề môi giới và nghĩ rằng nó rất hợp với mình. Tôi thích đi du lịch và hiện có quen biết với nhiều nhà môi giới ở các châu lục”.

Từ nghề môi giới tự phát...

Có thể nhận thấy Achilefu (cũng như vị HLV kiêm “cò” Luis - hiện đang là HLV trưởng CLB Hà Nội ACB) lợi thế hơn hẳn người đồng nghiệp Trần Tiến Đại khi có nhiều năm theo nghiệp “quần đùi áo số” cùng một sự nghiệp không phải loại xoàng. Và chính những năm tháng chinh chiến ở V.League cùng cơn bão giá cầu thủ bùng nổ đã đưa một cựu “Vua phá lưới” trở thành tay “cò” đáng nể trong tầm nhìn chiến lược của chính những người trong cuộc.

“Lê Phu” bước vào nghiệp “cò” mà hoàn toàn không có sự hướng nghiệp cùng các kỹ năng cần thiết về nghề. “Những năm tháng thi đấu ở V.League, tôi đã làm quen được rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp đến từ khắp các châu lục trên thế giới. Điều ấy giúp tôi nhận ra rằng, mình hoàn toàn có thể đứng trung gian để kiếm thêm thu nhập bằng việc giới thiệu cầu thủ cho các CLB bởi hai yếu tố cần thiết lúc bấy giờ là am hiểu làng cầu Việt Nam và quen biết các cầu thủ ngoại tôi đều có”.

Qua vài năm, “vừa làm vừa học”, đến nay, “Vua phá lưới V.League 2003” đã trở thành một người có nghề trong công việc “cò” khi biết tự xây dựng cho mình một hệ thống những điều kiện “Cần” và “Đủ” để có thể phát huy nghề môi giới cầu thủ tại Việt Nam: “Muốn hoàn thành tốt vai trò của người trung gian, nhà môi giới cần phải hội tụ được 3 điều kiện: am hiểu về chuyên môn; có sự liên lạc với CLB và phải thông tỏ về pháp luật đương đại (cả luật bóng đá và pháp luật các quốc gia)” - vừa uống cạn ly cà phê, Achilefu vừa bật các ngón tay tanh tách, liệt kê.

... đến những bí ẩn nghề "cò"...

Trong quá trình hành nghề môi giới, Achilefu đã đưa đến Việt Nam bao nhiêu cầu thủ ngoại? Chính “người trong cuộc” cũng không nhớ chính xác con số ấy. Thế nhưng, một điều tưởng như rất nghịch lý lại đang tồn tại là Achilefu vẫn chưa có chứng chỉ môi giới chuyên nghiệp. “Tháng 9/2011, tôi sẽ có giấy chứng nhận nghề môi giới cầu thủ” - Achilefu bật mí.

Vậy nên, không ngạc nhiên khi tất cả những vụ môi giới đình đám từ trước đến nay, dưới bàn tay đạo diễn của “Lê Phu” đều được ngụy trang dưới một vỏ bọc ngôn từ vô thưởng vô phạt: Giới thiệu người cho CLB. Ngay cả đồng nghiệp Luis (có thời gian đá cặp với “Lê Phu” ở Hà Nội ACB) hiện đang làm HLV kiêm “giới thiệu cầu thủ” ở đội bóng Thủ đô cũng được “Lê Phu” định danh lại: “Anh ấy chỉ là người quan sát, chưa thể là nhà môi giới cầu thủ chuyên nghiệp”.

Trái với suy nghĩ của đa số NHM về nghề môi giới cầu thủ ở Việt Nam, Achilefu có liên lạc với những “cò” khác như Trần Tiến Đại, Luis… Tuy nhiên, mối liên hệ giữa họ hoàn toàn chỉ dừng ở mức xã giao, không hơn không kém. “Không có sự trao đổi “hàng” giữa tôi với các nhà môi giới khác. Cả tôi và ông Trần Tiến Đại đều hoạt động dưới hình thức công ty. Vậy nên việc của ai người ấy lo. Mỗi nhà môi giới phải tự tìm “nguồn cung” cũng như đầu mối “tiêu thụ” cho mình” - Achilefu giải thích.

Cũng như “sếp sòng” Trần Tiến Đại, những tai nạn mà nghề môi giới cầu thủ đa số đều bắt nguồn những khoảng “thời gian chết” (nghỉ giữa mùa bóng, kết thúc mùa giải…) hoặc “hàng” đưa từ hết CLB này đến đội bóng khác nhưng bị chê ỏng chê eo, và nhà môi giới chỉ còn cách duy nhất là bỏ tiền túi bao ăn ở, mua vé máy bay “tống tiễn” thân chủ về nước, hay giới thiệu sang một quốc gia khác.

Và một vòng quay mới (đứng trung gian - ăn chênh lệch) lại bắt đầu. Đến nay, Achilefu vẫn chưa hết ấm ức khi thương vụ giữa một cầu thủ người Thụy Sỹ (Ama) với CLB Thanh Hóa đổ bể ngay trước thềm V.League 2011. “Họ cần một tiền đạo, nhưng cầu thủ tôi đưa đến chỉ có thể chơi tốt ở vị trí tiền vệ nên hợp đồng đã không được ký kết”.

...và lời từ chối khôn ngoan

Trong các tay “cò” đình đám ở V.League, cựu cầu thủ người Nigeria này chưa một ngày ngồi ghế huấn luyện. Trong khi đó, Trần Tiến Đại đã từng thử sức ở V.Ninh Bình; còn Luis đang dẫn dắt HN.ACB. Hơn một lần, “Lê Phu” nói “không” với lời mời làm HLV trưởng. “Tôi đang theo học một vài lớp huấn luyện và cũng đã hơn một lần người ta có lời đề nghị tôi dẫn dắt một CLB ở V.League” - Achilefu chia sẻ.

Theo “Lê Phu”, lời mời ấy đến từ đội Xi măng Công Thanh Thanh Hóa, dưới thời một “ông bầu” thích “nổ”: Nguyễn Công Lý (2009) và “con cáo già” trong giới ngoại binh đã từ chối lời mời bằng một lý do… thấm đẫm “tình người”: Tôi và HLV Nguyễn Văn Tiến (khi đó là HLV XMCTTH) là bạn nên tôi không thể nhận lời. Thực hư của cái tình giữa “Lê Phu” và HLV Nguyễn Văn Tiến có sâu nặng đến mức không thể “cướp cơm” của nhau hay không, đến giờ chẳng ai rõ. Tuy nhiên, đã có gần một thập kỷ chơi bóng, gắn bó với V.League, Achilefu thừa khôn ngoan để hiểu rằng dẫu có là…

Mourinho cũng chẳng thể nào trục vớt nổi một con tàu đã và đang đắm (kết thúc mùa giải 2009, XM Công Thanh Thanh Hóa rớt hạng).

Tuy nhiên, vai trò huấn luyện một CLB V.League vẫn là đích ngắm của Achilefu một khi anh đã xác định gắn bó lâu dài với V.League. “Năm 2011 này, tôi sẽ theo học những lớp huấn luyện nâng cao và khoảng 6, 7 năm nữa sẽ thử sức mình trên băng ghế chỉ đạo”.

Theo Báo Bóng Đá

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG