Bạo lực gia tăng ở V-League

Bạo lực và phản ứng trọng tài là “món ăn” thường thấy tại V-League Ảnh: Khôi Ngô
Bạo lực và phản ứng trọng tài là “món ăn” thường thấy tại V-League Ảnh: Khôi Ngô
TP - Tính tới hết vòng đấu 12, các trọng tài đã phải rút ra 410 thẻ vàng, trung bình 4,88 thẻ/trận và 27 thẻ đỏ, trung bình 0,32 thẻ/trận. Sự mạnh tay của trọng tài, tuy nhiên, có vẻ như chưa đủ để hạn chế lối chơi bạo lực của cầu thủ, đội bóng.

> ‘Học’ Công Vinh, Timothy vái sống trọng tài
> Danh Ngọc có thể bị cấm thi đấu vĩnh viễn
> Không nộp hai tỉ, nghỉ đá suốt đời
> 'Ngựa chứng' V-League
> Đồng Tâm lại xuống đáy

Bạo lực và phản ứng trọng tài là “món ăn” thường thấy tại V-League Ảnh: Khôi Ngô
Bạo lực và phản ứng trọng tài là “món ăn” thường thấy tại V-League.
Ảnh: Khôi Ngô.

Trong khi đó, sân cỏ V.League vẫn rơi vào cảnh “ế” khán giả.

Phạt nhiều, nhưng chưa đủ

Đó là đánh giá của Chủ tịch Hội đồng trọng tài quốc gia (HĐTTQG) Nguyễn Văn Mùi, khi được hỏi về công tác trọng tài ở lượt đi. Chỉ tính riêng vòng đấu 12 vừa diễn ra cuối tuần trước, các trọng tài đã phải sử dụng 33 thẻ vàng và 6 thẻ đỏ.

Theo ông Mùi, nếu làm “chặt” hơn, số lượng thẻ phạt sẽ còn phải tăng. Việc vẫn nhẹ tay với các hành vi vi phạm của cầu thủ cũng chính là một trong những điểm yếu của trọng tài, cho dù đầu mùa, HĐTTQG đã có khuyến cáo tới các thành viên.

“Có thể do áp lực thành tích giai đoạn hiện tại đang ngày một tăng nên các cầu thủ cũng chịu nhiều áp lực hơn, thi đấu có phần quyết liệt. Nhưng đấy không phải là lý do để biện hộ cho hành vi vi phạm, đá thô bạo rồi khi bị phạt lại phản ứng lại trọng tài-ông Mùi nói-Tôi cho rằng cần phải xứ lý nghiêm hơn nữa, có như vậy mới đảm bảo được chất lượng của giải đấu”.

Theo ông Mùi, đầu tháng 5 tới đây, HĐTTQG sẽ tiến hành họp sơ kết giai đoạn lượt đi, qua đó đánh giá lại công tác điều hành trận đấu của các trọng tài. Ông Mùi khẳng định: “Về cơ bản các trọng tài đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dĩ nhiên, sai sót là khó tránh khỏi, nhưng thuần túy chỉ là vấn đề chuyên môn chứ không phải vì chuyện nọ, chuyện kia. Các trọng tài trẻ, dù so với yêu cầu chung vẫn còn điểm yếu, nhưng cũng ngày một tiến bộ hơn”.

Sau 12 lượt trận của giai đoạn lượt đi, sai phạm nổi trội theo nhận định của HĐTTQG là của trọng tài Ngô Quốc Hưng, với tình huống thổi phạt penalty Thanh Hóa trong trận đấu với SLNA trên sân Vinh. Thứ hai là tình huống bỏ qua quả phạt penalty cho Navibank Sài Gòn, trận gặp SHB.Đà Nẵng trên sân Thống Nhất của trọng tài Nguyễn Văn Quyết, vòng đấu thứ 12 vừa qua.

“Do vị trí đứng không thuận lợi nên cậu ấy (chỉ trọng tài Quyết-PV) đã không thấy rõ tình huống bóng. Hiện chúng tôi mới nhận được báo cáo của giám sát trận đấu. Sau khi có băng ghi hình, thì tùy mức độ, HĐTTQG sẽ có hình thức kỷ luật cụ thể”-ông Mùi khẳng định.

Sự phối hợp giữa trọng tài chính và các trọng tài biên, như đánh giá của chủ tịch HĐTTQG Nguyễn Văn Mùi, cũng chưa thật tốt. Điển hình như ở trận đấu giữa ĐT.LA với SHB.Đà Nẵng, khi quyết định của trọng tài chính và trợ lý trọng tài “vênh” nhau, gây nên phản ứng của cầu thủ và BHL hai đội bóng.

Thuê, thêm trọng tài cũng khó cải thiện?

Trước tình hình sai sót của các trọng tài, đã có ý kiến BTC V.League có thể thuê trọng tài trong khu vực. Tuy nhiên, theo ông Mùi, “trình độ trọng tài trong khu vực cũng ngang nhau cả. Sai thì vẫn sai thôi. Chưa kể áp lực giải đấu của ta còn khốc liệt hơn các nước. Dĩ nhiên, nếu cần hoàn toàn có thể thuê được”.

Trả lời câu hỏi liệu V.League có thể áp dụng việc sử dụng thêm hai trợ lý trọng tài ở khu vực cầu môn như Europa League mà UEFA đang áp dụng khá thành công hay không, ông Mùi nói: “Vấn đề này phụ thuộc nhiều yếu tố. Thứ nhất là cần đăng ký với FIFA. Đây chỉ là thủ tục nhưng không thể không làm. Thứ hai là kinh phí. Thêm hai trọng tài sẽ tốn khá nhiều tiền chứ không ít.

Hơn nữa, một trận đấu không phải lúc nào cũng có nhiều tình huống diễn ra ở khung thành. Đôi khi cả hai trợ lý chả phải làm gì suốt trận đấu. Và thực tế là dù có thêm hai trợ lý, chuyện sai sót khi đưa ra quyết định đối với các tình huống ở vòng cấm vẫn đâu phải hoàn toàn không xảy ra”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.