Bóng đá cầu viện… “động tiên”

Bóng đá cầu viện… “động tiên”
TP - Môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh đã phải cầu viện đến nghề cổ xưa nhất trái đất để tồn tại. Chuyện chỉ có ở Hy Lạp thời khủng hoảng tài chính.
Các cầu thủ Voukefalas khởi động trước trận đấu trong trang phục thi đấu màu hồng sặc sỡ với tên nhà thổ trên lưng áo. Ảnh: AP
Các cầu thủ Voukefalas khởi động trước trận đấu trong trang phục thi đấu màu hồng sặc sỡ với tên nhà thổ trên lưng áo. Ảnh: AP.

Các cầu thủ của một đội bóng tại Hy Lạp chấp nhận khoác lên mình chiếc áo đấu màu hồng sặc sỡ in logo “Vila Erotica” và Soula’ House of History”, hai nhà thổ tài trợ cho đội, khi mà chính phủ cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ và đẩy nhiều đội bóng đến bờ vực sụp đổ.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp tác động đến mọi mặt của đời sống và các đội bóng cũng không ngoại lệ.

Để tồn tại, có đội bóng hợp tác với một nhà tang lễ địa phương, có đội hợp tác với chuỗi cửa hàng bánh mỳ thịt nướng kebab, nhà máy mứt hay pho mai.

Vậy nhưng đội bóng nghiệp dư Voukefalas, với những cầu thủ làm đủ nghề từ người giao bánh pizza, sinh viên, hầu bàn hay người pha chế rượu, lại khiến tất cả “ngả mũ” trước lựa chọn nhà tài trợ “khủng” của mình: quảng cáo cho nhà thổ.

“Thật không may bóng đá nghiệp dư gần như bị bỏ rơi. Đó là vấn đề của sự tồn tại”, Yiannis Batzila, ông chủ tịch trẻ tuổi của CLB, vốn đang điều hành một công ty du lịch và cũng là thủ môn dự bị của đội trả lời về quyết định hợp tác với ngành nghề cổ xưa nhất trái đất.

Mại dâm là nghề hợp pháp ở Hy Lạp, nơi các nhà thổ hoạt động theo những quy định nghiêm ngặt. Nhưng việc đưa quảng cáo nhà thổ lên áo đấu của CLB Voukefalas ở thành phố ham mê thể thao Larissa gặp không ít trắc trở.

BTC giải nghiệp dư địa phương đã cấm CLB mặc áo đấu màu hồng khi thi đấu, với lý lẽ rằng hợp đồng của họ vi phạm “tinh thần của môn thể thao” và không phù hợp với CĐV nhỏ tuổi.

Bà Soula Alevridou, chủ “động tiên” tài trợ cho đội bóng, đã trả hơn 1.000 euro cho các cầu thủ để mặc áo đấu có in logo của mình.

Được biết, để trang trải chi phí, đội bóng cần khoảng 10.000 euro mỗi năm và bà Alevridou cam kết mang lại cho họ nhiều hơn con số đó.

Hiện đội bóng đá kháng án quyết định cấm họ mặc áo đấu màu hồng. Song với bà chủ 67 tuổi này, kết quả có thế nào cũng không quan trọng bởi bà tài trợ cho đội dựa trên tình yêu với trái bóng, với tuyên bố “Đây không phải là nghề nghiệp cần phải quảng bá”.

Bà Alevridou còn hào phóng hứa thưởng “một đêm tuyệt vời” cho các cầu thủ ở chỗ kinh doanh của bà nếu đội giành chiến thắng. Tiếc là trong trận đấu mới nhất, Voukefalas lại để thua trận thứ 4 liên tiếp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.