Boxing - cánh cửa đổi đời cho thiếu nữ Ấn

Boxing - cánh cửa đổi đời cho thiếu nữ Ấn
TP - Với một quốc gia mà cuộc sống còn nhiều khó khăn cho nữ giới như Ấn Độ, việc Ủy ban Olympic quốc tế hồi đầu tháng quyết định chính thức đưa boxing nữ vào chương trình thi đấu tại Olympic London 2012 được coi như một cơ hội đổi đời cho nhiều cô gái.
Boxing - cánh cửa đổi đời cho thiếu nữ Ấn ảnh 1
Monika, từ bang Punjab, Ấn Độ, là một trong nhiều cô gái khát khao đổi đời nhờ boxing

“Đây là giấc mơ có thật của tôi” Mangte Chungneijang Merykom, nữ võ sỹ 27 tuổi nổi tiếng nhất Ấn Độ với tên ngắn gọn là Mary Kom, hào hứng phát biểu.

Kom là niềm hy vọng lớn nhất của Ấn Độ ở môn boxing nữ. Kể từ khi Hiệp hội boxing quốc tế tổ chức giải vô địch nữ thế giới lần đầu vào năm 2001, Kom đã mang về cho nước nhà bốn tấm HCV.

Mặc dù boxing nữ ở Ấn Độ không được đầu tư nhiều song môn thể thao này giúp mang lại một sự tự do cho những cô gái đến với môn thi đấu nặng nhọc này.

Hema Yogesh, 16 tuổi, con gái một nông dân, rời bỏ nhà để tham gia khóa huấn luyện boxing đầu tiên. Ban đầu người cha rất tức giận nhưng sau khi cô mang về nhà tấm HCV đầu tiên ở một giải đấu của bang, được bạn bè đón chào nồng nhiệt, ông đã thay đổi quan điểm và khuyến khích cô luyện tập.

Theo Hema, boxing không chỉ mang lại cho cô lòng can đảm mà còn là một tấm vé để bước lên cuộc sống trung lưu. Chính phủ Ấn Độ thường thưởng cho VĐV đoạt thành tích cao bằng một công việc mơ ước, như được tuyển dụng vào ngành cảnh sát hoặc đường sắt. Trong khi đó, cả gia đình Hema không có ai được làm công chức.

Nếu không chơi thể thao, cuộc sống của Hema sẽ như bao cô gái nông thôn khác, và cô sẽ phải ở nhà chăm sóc hai con bò của gia đình, giặt giũ, nội trợ.

Với các cô gái muốn đổi đời nhờ boxing, Kom chính là hình mẫu của họ. Cô có một công việc trong ngành cảnh sát, một căn hộ của nhà nước cùng nhiều phần thưởng vinh dự, trong đó có phần thưởng cao quý nhất trong thể thao, huy chương mang tên cố Thủ tướng Rajiv Ratna Gandhi, sẽ được trao tặng trong tuần này cùng khoản tiền thưởng gần 15.000 USD.

Để có được như ngày nay, Kom đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, khi ngay trong ngày đầu tiên tìm đến lò huấn luyện ở tuổi 17 đã bị HLV Ibomcha Singh từ chối vì quá bé nhỏ, song những giọt nước mắt cùng quyết tâm của cô đã khiến ông mủi lòng.

Kom phải tập luyện trong bí mật, cho đến khi vô địch bang năm 2000. Khi phát hiện ra, người cha đã bắt Kom phải từ bỏ vì boxing quá nguy hiểm, bạn bè phản đối còn đám thanh niên trong vùng luôn giễu cợt.

Cô đã vượt qua tất cả, kể cả khi lập gia đình, nhờ người chồng, một cựu cầu thủ, thấu hiểu và động viên vợ tiếp tục.

Khó khăn lớn nhất chính là lúc Kom sinh đôi hai cậu con trai vào tháng 8/2007. Hơn 18 tháng cô xa cách võ đài nên việc trở lại là một cuộc đấu tranh ghê gớm cả về tinh thần lẫn thể xác.

Lưng đau, phản xạ chậm, không đành lòng dứt hai đứa trẻ ra khỏi bầu sữa mẹ, để chúng ở nhà để đến sân tập, vì thế, cô đã thua ở trận đầu quay lại võ đài hồi tháng 9/2008.

Cô không từ bỏ mà tập hăng say hơn bao giờ. Hai tháng sau, cô đến với giải vô địch nữ thế giới tại Ningbo, Trung Quốc và đoạt tấm HCV thế giới thứ tư.

Thi đấu tại Olympic 2012 là thử thách mới nhất của cô. Với cân nặng 45kg, Kom thi đấu ở hạng ruồi song để đến với Olympic cô phải đạt ít nhất 48kg, đủ để thi đấu ở hạng cân thấp nhất trong ba hạng cân dành cho nữ.

 “Tôi luôn cầu chúa để giữ được sự sung sức bởi nếu cơ thể tôi sung sức, tôi có thể làm được mọi thứ”. Kom bày tỏ hy vọng vào Olympic 2012, một sự đổi đời không chỉ cho riêng cô mà cho nhiều phụ nữ khác.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.