Chủ tịch FIFA lo ngại sự lớn mạnh của Premier League

Chủ tịch FIFA lo ngại sự lớn mạnh của Premier League
TPO - Ông Sepp Blatter lo lắng sự lớn mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu của giải Ngoại hạng Anh sẽ làm ảnh hưởng tới các nền bóng đá khác.

"Tôi thấy lo lắng vì Premier League thực sự là giải đấu mạnh nhất trên thế giới", ông Blatter nói khi trả lời phỏng vấn chương trình BBC radio 5 live, "Sự lớn mạnh của nó khiến các giải đấu khác khó theo kịp".

Nhưng ông Blatter cũng chỉ ra điểm yếu của giải đấu hàng đầu nước Anh, đó là sự thiếu cân bằng về lực lượng nên chỉ có một vài đội có khả năng cạnh tranh chức vô địch.

"Trong một giải đấu mà có tới hai phần ba hoặc chí ít hai phần tư CLB thi đấu không vì chức vô địch, nhưng cũng không để bị xuống hạng, thì rõ ràng có vấn đề gì đó".

Kể từ khi Premier League được khai sinh hồi năm 1992, mới có bốn đội khác nhau đoạt ngôi vô địch, so với sáu nhà quán quân của 16 mùa giải trước đó.

Ngoài ra, ông Blatter cũng tỏ ra lo ngại trước sự đổ bộ ào ạt của các cầu thủ và các ông chủ ngoại vào các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu nước Anh và gặt hái được nhiều lợi nhuận tại Premier League.

Chủ tịch FIFA cũng nói sẽ cố thuyết phục GĐĐH giải Ngoại hạng Anh Richard Scudamore áp đặt một số lượng tối thiểu các tài năng nội địa trên sân bóng và cho rằng các nhà đầu tư nội có thể chèo lái câu lạc bộ vững vàng hơn qua cơn suy thoái.

"Tôi muốn thử, nếu không muốn nói là thuyết phục ông ấy (Richard Scudamore), rồi ít nhất là tác động ông ấy để cho các cầu thủ địa phương được thi đấu nhiều hơn tại Premier League".

"Chủ sở hữu nước ngoài là một mối nguy rõ ràng. Đó không phải là nền tảng của bóng đá, nhưng ở đây chúng ta lại không thể làm được gì."

Ông Blatter cũng đồng thời cảnh báo Anh về sự cạnh tranh khốc liệt trong chiến dịch đăng cai World Cup 2018.

Hoài Nam
Tổng hợp

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.