Cựu tuyển thủ từng trốn nợ tiền tỷ nỗ lực làm lại cuộc đời

Đeo nợ tiền tỷ từ thua độ bóng đá ở World Cup 2010, Đắc Khánh phải mất 4 năm mới trả xong nợ để làm lại cuộc đời. Với anh, niềm vui sau mỗi ngày làm việc là được quây quần bên gia đình nhỏ của mình.
Đeo nợ tiền tỷ từ thua độ bóng đá ở World Cup 2010, Đắc Khánh phải mất 4 năm mới trả xong nợ để làm lại cuộc đời. Với anh, niềm vui sau mỗi ngày làm việc là được quây quần bên gia đình nhỏ của mình.
Chia tay bóng đá và làm đủ thứ nghề để mưu sinh, giờ đây cựu tiền vệ SLNA Đắc Khánh không còn phải trốn nợ và bắt đầu được thảnh thơi hơn để hưởng thụ niềm vui gia đình.

Nhiều người tiếc nuối vì Khánh còn trẻ nhưng sự nghiệp dở dang bởi đam mê cờ bạc, cá độ. Đang là tuyển thủ quốc gia, được nhiều đội bóng mời về với giá 4-5 tỷ đồng, Khánh sa vào cá độ trong đợt World Cup 2010 và sau đó, anh đánh mất tất cả. Từ một tuyển thủ U23 quốc gia được nhiều người biết đến, Khánh phải trốn chui, trốn lủi các chủ nợ.

Bản thân Đắc Khánh cũng ân hận vì những việc làm của mình trong quá khứ. Bao năm qua, từ hành trình anh lắp rạp thuê đám cưới, thợ nhôm kính đến nhân viên bảo vệ là cái giá mà cầu thủ này phải trả.

Cựu tuyển thủ từng trốn nợ tiền tỷ nỗ lực làm lại cuộc đời ảnh 1

Hai vợ chồng Đắc Khánh tổ chức sinh nhật cho cô công chúa nhỏ.

Nhưng cái gì rồi cũng có cái giá trị của nó, Khánh biết làm lại và ông trời không quay lưng. Bốn năm trời với những nỗ lực phi thường, Khánh cũng trả được nợ, có một công việc cho thu nhập ổn định và quan trọng hơn, được ở bên cạnh để thể hiện vai trò người chồng, người cha trong gia đình.

Hiện nay, công việc bảo vệ tại chi nhánh ngân hàng Sacombank cho Khánh thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. So với lương hàng chục triệu/tháng trước đây thì mức hiện tại quá khiêm tốn. Dù vậy, với Khánh bây giờ, cuộc sống chủ yếu chỉ có đồng nghiệp và người thân nên số tiền ấy cũng đủ để anh lo cho cuộc sống gia đình với 3 thành viên.

Sau mỗi giờ đi làm, Khánh lại trở về với ngôi nhà nhỏ của mình ở phường Đông Vĩnh, TP. Vinh. Ở đó, Khánh cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc bởi có sự quan tâm, chăm sóc của vợ và động lực sống từ đứa con gái hơn 3 tuổi của mình.

Thỉnh thoảng, người ta mới bắt gặp Khánh đưa vợ con đi dạo ở thành Vinh. Từ khi xác định làm lại, Khánh hầu như sống thu mình, kể cả với các đồng đội một thời gắn bó ở SLNA. Không phải vì Khánh lãng quên mọi người mà cơ bản, anh sợ những ám ảnh của quá khứ và cần thêm thời gian để chín chắn, trước khi hòa nhập trở lại.

Với niềm đam mê bóng đá, Khánh vẫn có điều kiện vì đội bóng nơi cơ quan anh làm việc chiều nào cũng tập luyện và thường xuyên thi đấu. Đó cũng là lý do Khánh cảm thấy thoải mái, vui vẻ với công việc mà không bị nỗi nhớ nghề, nhớ đồng nghiệp cũ chi phối.

Một cầu thủ sau khi sa ngã, làm lại và tìm được niềm vui, động lực như Đắc Khánh bây giờ không dễ. Đó có thể chỉ là sự khởi đầu cho một trang mới, trong cuộc đời của cựu tuyển thủ quốc gia này.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.