Đại hội VFF: Phó chủ tịch tài chính - ghế "nóng"!

Đại hội VFF: Phó chủ tịch tài chính - ghế "nóng"!
Phát triển xổ số thể thao, cá cược bóng đá hợp pháp có thể sẽ không là “lời nói suông” như ở VFF khóa IV. Chiếc ghế “nóng” nhất của VFF khóa V chính là chức phó chủ tịch phụ trách tài chính.
Đại hội VFF: Phó chủ tịch tài chính - ghế "nóng"! ảnh 1

Ông Lê Hùng Dũng (phải), một trong 4 ứng cử viên của chức phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính

Ngoại trừ ứng viên Nguyễn Thế Kỷ từ chối vào giờ chót không tham gia cuộc đua vào vị trí phó chủ tịch phụ trách truyền thông và đối ngoại, danh sách ứng viên cho các vị trí chủ chốt của VFF khóa V đã được chốt lại.

3 ứng viên cho vị trí chủ tịch gồm Nguyễn Trọng Hỷ, Dương Nghiệp Chí, Trần Vũ Hải; tổng thư ký: Phan Anh Tú, Trần Quốc Tuấn; phó chủ tịch phụ trách chuyên môn: Lê Thế Thọ, Ngô Tử Hà; phó chủ tịch truyền thông - đối ngoại: Nguyễn Công Khế, Nguyễn Lân Trung.

Thế nhưng, chiếc ghế “nóng” nhất của VFF khóa V lại chính là chức phó chủ tịch phụ trách tài chính với 4 ứng viên nặng ký: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế ngân sách của Quốc hội Tào Hữu Phùng, Chủ tịch HĐQT Agribank Đỗ Tất Ngọc, Phó Ban Tiếp thị - Tài trợ khóa IV Lê Văn Thành và nguyên Trưởng Ban Tiếp thị - Tài trợ LĐBĐ VN khóa III Lê Hùng Dũng.

Thương hiệu bóng đá VN: 2 - 2,5 triệu USD

Tổng kết của VFF khóa IV cho thấy dù gặp nhiều khó khăn trong việc kêu gọi tài trợ nhưng hoạt động tài chính của VFF vẫn bảo đảm. Tổng thu tài chính của VFF nhiệm kỳ IV là 100,475 tỉ đồng trong khi tổng chi là 94,969 tỉ đồng.

Nhờ vậy, không chỉ cân đối được thu - chi, VFF khóa IV còn giúp tăng quỹ dự trữ của cho nhiệm kỳ V. Con số này cũng khá ấn tượng so với mức thu ước tính là 40 tỉ đồng và 60 tỉ đồng mà VFF khóa II và khóa III thu về.

Thế nhưng, trên thực tế, vấn đề tài chính của VFF khóa IV còn có thể khá hơn nữa nếu họ khéo léo, biết cách làm hơn. Bởi lẽ, theo các chuyên gia tài chính, thương hiệu bóng đá VN có giá khoảng 2-2,5 triệu USD, tương đương 160-200 tỉ đồng.

VFF khóa IV tuy vẫn làm ăn có lãi (hơn 5 tỉ đồng), nhưng so với số tiền mà VFF khóa III lãi và sung vào quỹ dự trữ (hơn 10 tỉ đồng) thì nó đã bị tụt giảm.

Đặc biệt là tính ổn định về tài chính ở nhiệm kỳ IV không cao, thể hiện ở việc nhà tài trợ V-League, giải hạng nhất và ĐTQG liên tục bị thay đổi hoặc rất khó khăn mới chạy được khoản tài trợ và khoản tài trợ không tương xứng với tiềm năng của các thương hiệu này.

Xổ số thể thao sẽ hái ra tiền?

Bài toán tài chính của VFF không chỉ dừng lại ở chuyện quá khứ. Theo nguyên tổng thư ký VFF Phạm Ngọc Viễn, nhiệm kỳ tới nếu muốn nâng chất bóng đá VN, trước hết VFF phải thật giỏi... kiếm tiền.

Ông Viễn cho rằng két sắt dự trữ của VFF lúc nào cũng phải bảo đảm có 10-15 tỉ đồng, sau đó mới tính đến chuyện nâng chất. Đơn cử như chi phí dành cho 2 đội tuyển nam - nữ quốc gia trong năm 2004 đã ngốn hết xấp xỉ 11 tỉ đồng.

Kinh phí này chủ yếu là tiền của VFF đảm đương, còn tiền Ủy ban TDTT cấp không đáng là bao (khoảng 80.000 USD). Trong khi đó, mục tiêu của ĐTVN ở khóa tới không chỉ là SEA Games, Tiger Cup mà còn vượt ra khỏi tầm khu vực với Asian Cup 2007. Mức đầu tư mà VFF phải bỏ ra, vì thế, cũng tăng gấp bội.

Như vậy thách thức cho các ứng viên vị trí phó chủ tịch phụ trách tài chính của VFF khóa V thật lớn. Ai trội hơn ai?

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.