Không tin là nghỉ chơi

“Đế chế” Calisto

“Đế chế” Calisto
TP - Một đội bóng làm nên lịch sử thì có khối chuyện buộc người ta phải tò mò. Dấu ấn của HLV người Bồ Đào Nha đã tạo nên thành một “đế chế” Calisto trong đội tuyển Việt Nam như thế nào?

Sau khi ghi bàn thắng quý như vàng đưa tuyển Việt Nam chính thức lên ngôi, Công Vinh vừa thở hổn hển vừa cảm ơn thầy Tô. Tiền đạo số 9 nói trong hơi thở dồn: “Cảm ơn thầy Calisto. Thầy đã tin em, bất chấp thời gian em chơi mờ nhạt như anh chàng không biết đá bóng…”.

Nhiều người giải thích rằng, ông Calisto gặt hái thành quả là do “lì”. Nhưng đấy chỉ là một lý do, còn cái quan trọng đối với ông thầy người Bồ xây dựng ở đội tuyển: không tin là nghỉ chơi!

Như Huy Hoàng chẳng hạn, dưới thời Calisto, sau cuộc nói chuyện “như những người đàn ông”, ông thầy người Bồ lặng lẽ tiễn Huy Hoàng về CLB và không bao giờ nhắc lại chuyện triệu hồi trung vệ này trở lại đội tuyển.

Với Calisto, đội tuyển mang giá trị thiêng liêng, do vậy, nếu cầu thủ nào không tin vào cơ hội, khả năng chơi cho đội tuyển, cầu thủ ấy có thể chia tay. Tuyệt nhiên không có sự miễn cưỡng khi phải khoác áo đội tuyển.

Cái cách của ông Calisto sử dụng là tạo niềm tin cho chính những quân bài của mình. Chính vì vậy, ông thầy người Bồ có thể triệu tập một cầu thủ suốt 3-4 tháng trời đằng đẵng như Phan Thanh Giang, nhưng không hề sử dụng một phút nào trên sân. Trong khi đó, chỉ cần sau 1-2 ngày tập luyện cùng đội tuyển, ông Calisto trao vị trí chính thức cho Việt Cường, Quang Cường.

Calisto là thế, và nguyên tắc “không tin là nghỉ chơi” được gìn giữ đến phút chót. Bởi nếu không tin, làm sao ông Tô dám cả quyết, xây dựng một đội bóng có nhiều… “tội đồ” trong quá khứ như đội tuyển lúc này. Ngoài Như Thành, Việt Thắng từng lĩnh án treo giò tương đối dài, Hồng Sơn cũng đã có “tì vết”.

Cũng bởi cá tính của ông Tô, người ta thấy đôi lúc ông Calisto và Công Vinh hằm hằm tranh cãi, thậm chí đập bàn, đập ghế, nhưng rốt cục hai thầy trò lại ôm nhau cười sau cuộc nói chuyện tay đôi nảy lửa. Thầy Tô tin Vinh, đổi lại Vinh đền đáp lòng tin bằng những bàn thắng quý hơn vàng.

Tự do kiểu Calisto

“Đế chế” Calisto ảnh 1
Ông Calisto đã biến tuyển Việt Nam thành một khối thống nhất

Trong “đế chế” do ông Calisto thiết lập, có lẽ cung cách quản quân thì hiếm có ông thầy ngoại nào thoáng như ông Tô. Tất cả các trận đấu tại AFF Cup 2008, trừ giờ ăn và tập luyện, thi đấu, ông Calisto cho học trò thả cửa, thích múa may, làm việc riêng gì cũng được.

Bởi vậy mới có chuyện thú vị, buổi tối đá trận then chốt, ban trưa học trò Calisto cứ tung tăng đi shopping, mua sắm như những vị khách chịu chơi nhất ở những nơi họ đến thi đấu.

Calisto thích phóng khoáng và dành sự tự do đến mức tối đa cho học trò. Ông không muốn biến đội bóng thành trại lính, bởi quản cầu thủ có khi chỉ giữ được thể xác chứ không giữ được cái đầu. Nó khác hẳn với thời người tiền nhiệm A.Riedl cầm quân, cầu thủ tung tảy đây đó thì cứ răm rắp phải xin xỏ.

Thời Calisto cầm quân, tuyển Việt Nam tập trung dài hạn chẳng kém những người tiền nhiệm. Nhưng cứ 5-7 ngày tập, ông Calisto lại cố tình cho xả trại. Nhờ vậy, chuỗi ngày tập trung cùng đội tuyển, tiếng là dài hạn nhưng học trò của ông Calisto không có cảm giác như sống trong trại lính. Điều ấy giúp họ có tinh thần thoải mái, chỉ cần đến thời điểm là bung ra như chiếc lò xo nén hơi.

Calisto thích phóng khoáng và dành sự tự do đến mức tối đa cho học trò. Ông không muốn biến đội bóng thành trại lính, bởi quản cầu thủ có khi chỉ giữ được thể xác chứ không giữ được cái đầu.
MỚI - NÓNG