Doanh nghiệp ‘ngán’ bức tranh u ám của bóng đá Việt

Doanh nghiệp ‘ngán’ bức tranh u ám của bóng đá Việt
Theo ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF, sở dĩ các doanh nghiệp chưa thật mặn mà “bảo trợ” cho BĐVN là do bức tranh bóng đá nước nhà thời gian qua có quá nhiều “gam màu tối”…

Doanh nghiệp ‘ngán’ bức tranh u ám của bóng đá Việt

> Khánh Hòa vô địch giải U19 QG

> Việt Nam là 'thiên đường' của bóng đá 

Theo ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF, sở dĩ các doanh nghiệp chưa thật mặn mà “bảo trợ” cho BĐVN là do bức tranh bóng đá nước nhà thời gian qua có quá nhiều “gam màu tối”…

Cách đây hơn 1 năm, khi VPF ra đời, việc đầu tiên các ông bầu chú ý tới chính là “miếng bánh” bản quyền truyền hình. Một lãnh đạo của VPF thời điểm đó đã tuyến bố: “Chúng tôi là dân kinh doanh, và VPF muốn làm sao có lợi nhất và kiếm được nhiều tiền nhất cho BĐVN. Chúng tôi tự tin có thể kiếm được tối thiểu 50 tỷ đồng/năm tiền bản quyền truyền hình. Ước mơ thì con số đó có thể trên 100 tỷ đồng/năm”.

Những nghi án bán độ như trận tranh Siêu Cúp 2012 giữa SHB.Đà Nẵng - XMXT.Sài Gòn khiến các doanh nghiệp e ngại khi tài trợ
Những nghi án bán độ như trận tranh Siêu Cúp 2012 giữa SHB.Đà Nẵng - XMXT.Sài Gòn khiến các doanh nghiệp e ngại khi tài trợ .
 

Cơ sở để VPF tin vào số tiền khá “khủng” nói trên nằm ở Hội đồng bảo trợ BĐVN gồm 10 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ đóng góp 5 tỷ đồng, để đổi lấy quảng cáo trên sóng truyền hình, trước, giữa và sau các trận đấu V.League, giải hạng Nhất, Cúp QG…

Tuy nhiên, lúc này, Hội đồng bảo trợ ấy vẫn chỉ dừng ở dạng… ý tưởng. Số tiền 50 tỷ đồng vẫn chưa được chuyển đầy đủ về VPF, chứ đừng nói gì tới “miếng bánh vẽ” trên 100 tỷ đồng (?!).

Trước câu hỏi của báo chí xung quanh việc tìm tài trợ cho BĐVN trong thời điểm khó khăn hiện nay, ông Phạm Phú Hòa, Phó Tổng Giám đốc VPF, cho biết: “Lúc này có 4 thành viên tham gia Hội đồng bảo trợ. Thời gian tới, sẽ có thêm một số doanh nghiệp đã nhận lời và chúng tôi sẽ cố gắng kiếm được số tiền khoảng 70-80% năm ngoái (50 tỷ đồng-PV).

Trong khi đó, ông Võ Quốc Thắng-Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF, tâm sự: “Kinh tế thế giới và Việt Nam đã và đang rất khó khăn nên ảnh hưởng nhiều tới quá trình vận động tài trợ, quảng cáo. Tôi đã gặp gỡ nhiều doanh nghiệp và họ cũng bày tỏ ý muốn đồng hành cùng BĐVN.

Cái khó là thời gian qua, bức tranh BĐVN được phản ánh trên các phương tiện thông tin “tối” quá. Lòng tin của người hâm mộ cũng bị sứt mẻ nên các đơn vị tài trợ e ngại”.

Có mặt tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 4.4, nhưng chuyên gia Nhật Bản Kazuyoshi Tanabe trong vai trò cố vấn riêng của ông Võ Quốc Thắng, tỏ ra khá kiệm lời khi trả lời báo chí: “Với những gì đã chứng kiến ở BĐVN trong khoảng thời gian ngắn ngủi đã qua, tôi thấy số lượng khán giả tới sân rất khả quan và trong tương lai hy vọng mọi thứ sẽ tốt.

Việc đội tuyển Việt Nam (trái) thất bại cay đắng tại AFF Cup 2012 đã làm sứt mẻ niềm tin của người hâm mộ. Ảnh: Đàm Duy
Việc đội tuyển Việt Nam (trái) thất bại cay đắng tại AFF Cup 2012 đã làm sứt mẻ niềm tin của người hâm mộ. Ảnh: Đàm Duy.
 

Việc tiêu cực, cầu thủ phản ứng trọng tài không có lợi cho sự phát triển BĐVN và chính bản thân họ. Nhưng làm sao để hạn chế việc này thì đó không phải là công việc của riêng tôi”, ông Tanabe nói xã giao.

Trong khi đó, ông Võ Quốc Thắng đã giúp vị cố vấn của mình “thể hiện” thêm trước công luận: “Ông Tanabe có 3 tháng để đi khắp các sân cỏ, theo dõi các giải đấu trên cả nước để ghi nhận về mọi mặt. Sau đó, ông ta sẽ làm báo cáo gửi tôi, trình bày các giải pháp giúp BĐVN phát triển. Tôi sẽ đưa báo cáo này ra Hội đồng quản trị để thống nhất kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn”.

Theo ông Thắng, thời gian qua, chuyên gia Tanabe cũng tốn rất nhiều sức lực với BĐVN: “Ban ngày ông Tanabe đi các sân cỏ xem các trận đấu. Tối đến lại gặp gỡ các doanh nghiệp, đối tác Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam để vận động họ tài trợ cho BĐVN”, ông Thắng cho hay.

Quan điểm của VPF thời gian tới là sẽ khuyến cáo ban tổ chức các sân, mỗi CLB phải coi mỗi người hâm mộ, mỗi CĐV vào sân như một khách hàng với tiêu chí: “Khách hàng là thượng đế”. Các CĐV phải được phục vụ một cách tốt nhất khi tới sân theo dõi các trận đấu V.League, giải hạng Nhất vào mỗi buổi cuối tuần.

“Khi các CLB, HLV, cầu thủ làm tốt công việc, giữ gìn hình ảnh của mình, xây dựng được niềm tin từ các CĐV thì hình ảnh BĐVN sẽ thay đổi tích cực. Khi các doanh nghiệp nhìn BĐVN như một cái kênh, có thể dễ dàng quảng bá thương hiệu, sản phẩm của họ thì họ sẽ đầu tư. Khi ấy, chúng ta sẽ có nguồn tài chính dồi dào để phát triển BĐVN”, ông Thắng khẳng định.

Theo Chính Minh
Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.