Đội tuyển Việt Nam đang như 'một gia đình'

Đội tuyển Việt Nam đang như 'một gia đình'
Xem ra những ngày đầu tiên của triều đại HLV nội đầu tiên có vẻ ổn. Thậm chí, dư luận đang khen ông Phan Thanh Hùng “mát tay”. Bầu không khí trong đội tuyển rất ổn. Như một gia đình…

> ĐTVN 'mướt mồ hôi' ở Nha Trang

Xem ra những ngày đầu tiên của triều đại HLV nội đầu tiên có vẻ ổn. Thậm chí, dư luận đang khen ông Phan Thanh Hùng “mát tay”. Bầu không khí trong đội tuyển rất ổn. Như một gia đình…

HLV Phan Thanh Hùng phổ biến giáo án trước buổi tập vào sáng qua ở bãi biển Nha Trang
HLV Phan Thanh Hùng phổ biến giáo án trước buổi tập vào sáng qua ở bãi biển Nha Trang. Ảnh: Dũng Phương
 

Tất nhiên, nghe như vậy thì ai cũng mừng. Bóng đá là trò chơi tập thể, đoàn kết bao giờ cũng là sức mạnh tối thượng. Hơn nữa, đây lại là triều đại HLV nội đầu tiên, có được sự đồng thuận là điều rất quý.

Vốn dĩ nhiều năm qua, VFF ngại giao quyền cho HLV nội cũng vì điều này. Họ sợ có chuyện “quân anh-quân tôi và quân chúng ta”.

Nhưng nghĩ cho sâu xa thì ngay cả người trong gia đình, cũng đâu phải không có chuyện. Vợ chồng, anh em còn xích mích với nhau, nói gì đến chuyện cầu thủ tứ phương, tính vùng miền còn đặc sệt, làm sao có thể “như một gai đình” hoàn hảo được.

Thành ra, không phải cứ thấy đội tuyển “như một gia đình” là vội mừng. Đấy chưa phải là lý do để chúng ta tin tưởng vào thành công của đội bóng mà ông Phan Thanh Hùng đang dẫn dắt.

Chuyện bất đồng về quan điểm, tính cách trong đội tuyển thì ở đâu cũng có cả, chẳng riêng gì Việt Nam. Nên dù là một tín hiệu vui, thì “câu chuyện gia đình” của đội tuyển không phải là cái cốt lõi.

Người ta có không thích nhau nhưng trên sân đấu, họ vẫn có thể thi đấu cùng nhau rất tốt, bởi đấy là phẩm chất chuyên nghiệp. Hay nói đúng hơn, cái quan trọng là những gì được thể hiện trên sân bóng chứ không phải sân tập hay trong phòng thay quần áo.

Sự thật ở trên sân cỏ. Chuyên nghiệp hay không là ở chỗ đó.

Ổn về nội bộ thì chưa chắc đã chơi tốt cùng nhau trong trận đấu, và ngược lại. Hơn nữa, đã là tuyển thủ quốc gia, điều quan trọng là thi đấu cho Tổ quốc chứ không phải chuyện tình thân trong đội bóng. Sự khác biệt lớn nhất ở cấp độ đội tuyển và CLB nằm ở chỗ này.

Đương nhiên, một bầu không khí hòa đồng ở các buổi tập sẽ là động lực khi thi đấu nhưng nếu chúng ta đánh giá quá cao điều này thì có thể sẽ quên mất cái gọi là nghĩa vụ thi đấu của cầu thủ.

Nói nhiều về tính gia đình của đội tuyển, vô tình sẽ lại quay về những đánh giá cảm tính trong khi sự thật là kết quả và cách chơi sẽ được thể hiện trên sân, tại AFF Cup cuối năm nay.

Và vì vậy, cũng nhân chuyện này, lại thấy lo nhiều hơn mừng. Có cảm giác cái không khí “cờ bay phần phật” đã xuất hiện dù thực tế là đội tuyển vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu tiên của chu trình chuẩn bị.

Chưa biết ai đá chính, chưa biết ai trụ lại thì vẫn… chưa có chuyện. Nói nhiều về tinh thần vui vẻ, đôi khi quá đà thành thứ ảo tưởng về một sự hoàn hảo dù cái đích đến của quá trình tập huấn này vẫn còn xa lắm.

Lo như vậy không thừa. Bài học về đội bóng “trẻ trung”, “đầy sức mạnh”, “tinh thần đoàn kết” của thời ông F.Goezt trước SEA Games 26 (sau đó thất bại) vẫn còn nóng hôi hổi đó thôi. Hoặc như chuyện lộn xộn ở các kỳ chuẩn bị dưới thời Calisto (sau đó thành công) chẳng hạn.

Vì vậy, hi vọng là ông Phan Thanh Hùng không vì dư luận khen ngợi về “câu chuyện gia đình” mà quên những bài học đó. Bởi nói cho cùng, chính ông Hùng sẽ quyết định sự thành bại của “tình gia đình” ấy bằng kết quả thi đấu.

Theo Hồ Việt
Sài Gòn Giải Phóng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.