Hàn Quốc gánh nợ vì Asiad 2014

Hàn Quốc gánh nợ vì Asiad 2014
Dù đã đi được gần nửa chặng đường trong công tác chuẩn bị Asiad 17 năm 2014 tại Incheon nhưng chủ nhà Hàn Quốc cũng gặp nhiều khó khăn.

> Việt Nam thu bao nhiêu tiền từ việc đăng cai ASIAD 2019

Asiad 2010 tại Quảng Châu có mức chi phí tăng hơn 10 lần so với dự kiến. Ảnh: N.K.
Asiad 2010 tại Quảng Châu có mức chi phí tăng hơn 10 lần so với dự kiến. Ảnh: N.K..

Cụ thể, ước tính ban đầu tổng chi phí cho Asiad 2014 vào khoảng 1,62 tỉ USD nhưng đến nay đã tăng vượt 110%.

Tháng 4-2012, tờ Korea Times viết: “Túng quẫn tài chính, Incheon chịu áp lực phải thu gọn Asiad”.

Tác giả Na Jeong Ju cho biết chính quyền thành phố Incheon đang gánh món nợ hơn 2,66 tỉ USD, gấp đôi năm 2007, và phần lớn đến từ công tác chuẩn bị Asiad 2014. Từ đó dẫn đến nợ lương hàng ngàn cán bộ công chức, nhân viên hợp đồng.

Vượt chi phí là điều thường thấy nếu điểm qua các kỳ Asiad gần đây. Như Asiad 2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Sau khi giành quyền đăng cai, Asiad 2010 phải chịu áp lực rất lớn từ người dân Trung Quốc khi cho rằng tổng chi phí sẽ ngốn đến 200 tỉ NDT (khoảng 24 tỉ USD).

Thông qua truyền thông, lãnh đạo thành phố Quảng Châu khi đó là Lin Shusen trấn an dư luận: “Chi phí tổ chức Asiad 2010 sẽ không quá con số 2 tỉ NDT. Trong đó, thành phố sẽ sử dụng 1 tỉ NDT để nâng cấp, xây dựng vài sân vận động nhỏ trong vòng sáu năm tới. Tuy nhiên, chúng ta cần chi khoảng 10 tỉ NDT để nâng cấp thành phố ở các lĩnh vực: môi trường, giao thông công cộng...”.

Nhưng quá trình chuẩn bị cho Asiad 2010 liên tục có những phát sinh về chi phí. Khi công tác chuẩn bị đi vào hoàn tất trước thềm đại hội khoảng một tháng, chủ tịch thành phố Quảng Châu Wan Qingliang tổ chức họp báo và công bố con số chính thức đã lên đến 122,6 tỉ NDT (khoảng 18,37 tỉ USD khi đó), gấp hơn 10 lần so với tổng dự kiến ban đầu.

Trước đó, kỳ Asiad 2006 diễn ra tại Doha cũng ngốn của nước chủ nhà khoảng 2,8 tỉ USD cho công tác chuẩn bị. Quá khứ từng chứng kiến hai lần Asiad bị “hắt hủi” mà lý do sâu xa nhất là khủng hoảng kinh tế.

Cụ thể, Hàn Quốc (Asiad 1970) và Pakistan (1978) đã hủy bỏ kế hoạch đăng cai. Nhưng rất may, cả hai lần đều được Thái Lan ứng cứu khi nhận tổ chức thay Hàn Quốc và Pakistan.

Về Thế vận hội, Olympic London 2012 đã trở thành kỳ Olympic đắt thứ hai trong lịch sử sau Olympic Bắc Kinh năm 2008.

Dù phải tiết kiệm tối đa bởi sự tức giận của người dân Anh trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng nhưng theo tờ Washington Post (Mỹ), tổng chi phí tổ chức lên đến 9,3 tỉ bảng (khoảng 14,4 tỉ USD), gấp 3,875 ước tính ban đầu.

Theo P.TẤN
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.