Khả năng ngăn chặn bạo lực của trọng tài hạn chế

Khả năng ngăn chặn bạo lực của trọng tài hạn chế
TP -Theo chủ tịch Hội đồng trọng tài quốc gia (HĐTTQG) Nguyễn Văn Mùi, để xảy ra tình trạng bạo lực trên sân cỏ, một phần xuất phát từ năng lực điều hành trận đấu của các trọng tài.

 Lượt đi giải bóng đá vô địch quốc gia PetroVietnam Gas 2010 đã diễn ra với nhiều trận cầu nhuốm màu bạo lực. Điển hình gần nhất là các trận thuộc vòng đấu 12 vừa qua, kết quả là Ban kỷ luật VFF phải vào cuộc với các án phạt bổ sung dành cho các HLV và cầu thủ.

Bóng đi người ở lại (trận T&T và Khánh Hòa trên sân Hàng Đẫy - Hà Nội chiều 7-2-2010)
Bóng đi người ở lại (trận T&T và Khánh Hòa trênsân
Hàng Đẫy - Hà Nội chiều 7-2-2010) .
Ảnh: Phạm Yên


Giải quốc nội không được tôn trọng

Đánh giá về công tác trọng tài trong 12 trận đấu ở lượt đi, ông Mùi cho rằng: "Cơ bản các trọng tài đã hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó, nhiều trọng tài trẻ khi được "đôn" lên làm nhiệm vụ ở V.League đã thể hiện được khả năng của mình. Tuy nhiên, khuyết điểm của các trọng tài là khả năng ngăn chặn bạo lực còn hạn chế, còn rụt rè khi rút thẻ phạt, chưa thể hiện sự quyết liệt đối với các sai phạm của cầu thủ".

Nhưng thực tế là số lượng thẻ phạt so với cùng thời điểm này ở mùa giải trước đã tăng lên?

Đúng là số lượng thẻ vàng, thẻ đỏ có tăng. Nhưng nếu các trọng tài "mạnh tay" hơn, số lượng thẻ phạt thậm chí sẽ còn cao hơn nữa. Tôi không có ý khuyến khích phạt nhiều, nhưng cần xử lý nghiêm các tình huống vi phạm. Có như thế mới đảm bảo được tính nghiêm minh, để trận đấu diễn ra đúng luật.

Chủ tịch Hội đồng trọng tài quốc gia (HĐTTQG) Nguyễn Văn Mùi
Chủ tịch Hội đồng trọng tài quốc gia (HĐTTQG) Nguyễn Văn Mùi .

Vậy theo ông, đâu là lý do dẫn đến sai số về số lượng thẻ phạt trên so với thực tế diễn biến trận đấu?

Có nhiều lý do, trong đó có cả vấn đề về tầm nhìn. Ở nhiều tình huống, trọng tài đứng ở vị trí không thuận lợi để quan sát nên quyết định đưa ra có thể không chuẩn. Tuy nhiên cũng không phủ nhận, nhiều trường hợp trọng tài thấy rõ, nhưng vẫn không xử lý. Đây là điểm yếu về chuyên môn. Vấn đề này, chúng tôi cũng có văn bản khuyến cáo tới các trọng tài để rút kinh nghiệm ở lượt về.

Theo ông, quy định kỷ luật cũng như hành lang pháp lý của VFF đã hỗ trợ đầy đủ để các trọng tài thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình hay chưa?

Tôi nghĩ là đã tương đối đầy đủ rồi. Nếu có thì chỉ là cần điều chỉnh thêm một vài điểm sao cho phù hợp hơn.

Hẳn ông sẽ không đồng ý, nếu đổ hết lỗi để xảy ra tình trạng bạo lực trên sân hiện nay cho trọng tài?

Tôi thấy lạ. Trong trận đấu ở AFC Cup với SHB.ĐN, khi bị thua bàn thứ 4, dù không đồng ý vì cho là việt vị, nhưng BHL B.Bình Dương vẫn không dám phản ứng. Tuy nhiên chỉ ít ngày sau, ở trận gặp CS.ĐT, cũng tình huống tương tự thì cả HLV lẫn cầu thủ của họ đều làm loạn cả lên.

Rõ ràng, giải quốc nội của chúng ta đã không được tôn trọng. Ở đây, kỷ luật là một chuyện, ý thức của các CLB cũng như cầu thủ cũng là vấn đề cần bàn. Đối với những lỗi này, Ban kỷ luật VFF rất cần có hình thức xử lý bổ sung để đem lại sự tôn nghiêm của giải đấu.

Kỷ luật, cần công bằng và hợp lý

Nhắc đến biện pháp phạt bổ sung, ông đánh giá thế nào về việc chúng ta đang áp dụng hình thức xử phạt này, cũng như các quyết định xử phạt bổ sung vừa qua của Ban kỷ luật VFF?

Xử phạt "nguội" như chúng ta áp dụng hiện nay hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quyết định của Ban kỷ luật vừa rồi theo tôi là rất cần thiết để cầu thủ biết sợ, không dám vi phạm vì nếu trong trận trọng tài bỏ sót, sau đó vẫn có thể bị phạt. Tuy nhiên, xử lý thế nào thì phải căn cứ vào quy định. Nếu Ban kỷ luật áp dụng các điều luật một cách hợp lý, hiệu quả mới cao.

Ông có thể nói rõ thêm được không?

Tôi đã từng nói, khung kỷ luật của ta hiện nay quá rộng, khi bị xử phạt, cầu thủ không có đường lùi. Việc xác định và áp dụng khung hình phạt thậm chí gây khó khăn đối với cả người ra quyết định. Theo tôi thời gian tới, chúng ta cần điều chỉnh mức độ xử lý sao cho phù hợp hơn. Thêm nữa, phải nói là xử thế nào cũng cần đảm bảo công bằng, không có chuyện cầu thủ này được ưu ái, cầu thủ kia lại bị nặng, như thế sẽ thiếu tính công minh.

Hiện nay, các quyết định kỷ luật của Ban kỷ luật VFF đều dựa trên báo cáo của BTC giải. Ông có cho rằng cách thức như thế đảm bảo quyết định của Ban kỷ luật sẽ chuẩn xác? Liệu có cần thay đổi hay không?

Vấn đề này không thuộc phạm vi của HĐTTQG, tôi xin phép được không trả lời.

Truất quyền chỉ đạo của HLV, treo giò cầu thủ

Ban Kỷ luật VFF vừa quyết định phạt tiền, treo giò HLV và cầu thủ sau khi xem xét các sự cố của vòng đấu 12 V-League vừa qua.

Theo đó, trung vệ Chinedu Nweze (Megastar Nam Định) bị đình chỉ 4 trận, phạt 10 triệu đồng vì hành vi đánh nguội Lazaro và Đinh Hoàng Max (XM.HP) trên sân Thiên Trường. Hậu vệ đội trưởng Huỳnh Quang Thanh (Becamex Bình Dương) bị phạt 10 triệu đồng, treo giò 3 trận vì hành vi phản ứng trọng tài và kêu gọi đồng đội tự ý dừng trận đấu trên sân Cao Lãnh.

HLV trưởng Becamex Bình Dương, Đặng Trần Chỉnh cũng bị phạt 5 triệu đồng và truất quyền chỉ đạo 2 trận liên tiếp.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.