Kình ngư Nguyễn Hữu Kim Sơn: 'Kết quả này là bài học cho tôi'

Kim Sơn (phải) nhận HCĐ cự ly 400m hỗn hợp cá nhân. Ảnh: VTCnews
Kim Sơn (phải) nhận HCĐ cự ly 400m hỗn hợp cá nhân. Ảnh: VTCnews
TP - Hai năm trước, ở tuổi 15, Kim Sơn vụt sáng thành ngôi sao trên đường đua xanh ở SEA Games 29. Tuy nhiên, ở kỳ đại hội năm nay, “thần đồng” sinh năm 2002 đã không còn là chính mình.

SEA Games 29 ở Malaysia là lần đầu tiên Nguyễn Hữu Kim Sơn góp mặt ở đấu trường khu vực. Trên đường đua xanh 400 m hỗn hợp, VĐV trẻ sinh năm 2002 bất ngờ vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để giành HCV với thời gian 4 phút 22 giây 12. Thành tích này của anh phá kỷ lục SEA Games đứng vững suốt 14 năm, do kình ngư lừng danh người Thái Lan Ratapong Sirisanont (4 phút 23 giây 20) thiết lập năm 2003. Chiến thắng này càng đáng tự hào hơn bởi Kim Sơn trẻ tuổi nhất và thể hình “mỏng cơm” nhất so với 8 đối thủ góp mặt tại chung kết.

Tuy vậy, tại SEA Games 30 trên đất Phlippines, thành tích của Kim Sơn lại sụt giảm. Anh chỉ đạt 3 huy chương: 1 HCB tiếp sức 4x400 m và 2 HCĐ: 400 m hỗn hợp và 1.500 m. Một kết quả có phần gây thất vọng, bởi sau SEA Games 29, Kim Sơn được ngành thể thao và gia đình đầu tư lớn hướng tới những mục tiêu xa hơn trong tương lai.

Từ 8 năm học sinh giỏi đến...hai lần ở lại lớp

Sau giải đấu trên đất Philippines, bản thân Kim Sơn cho biết anh rất thất vọng về kết quả của bản thân. “Thời gian qua, tôi bị áp lực tâm lý đè nặng. Tôi hơi thất vọng, vì tôi đã nỗ lực tập luyện, cố gắng bơi tốt nhất có thể rồi. Nhưng khoảng thời gian 3 tháng chuẩn bị là quá ít. Trong khi các đ?i th? c? th?i gian 2 n?m, nh? V?V ng??i Indonesia k? tr??c thua t?i, nh?ng l?n n?y v??t qua t?i ?? ??ng th? hai, ngh?a l? t?i kh?ng ti?n b?. ối thủ có thời gian 2 năm, như VĐV người Indonesia kỳ trước thua tôi, nhưng lần này vượt qua tôi để đứng thứ hai, nghĩa là tôi không tiến bộ. Đây là bài học cho tôi”.

Kim Sơn đến với bơi lội với niềm đam mê, những thành công liên tiếp trở thành bước đệm cho anh theo đuổi thể thao chuyên nghiệp. Tháng 8/2015, khi mới bắt đầu học lớp 8, Sơn chính thức kí hợp đồng với An Giang thi đấu chuyên nghiệp, và là VĐV tuyển trẻ quốc gia, học tập tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia 2 (Thủ Đức). Trước đó, cả quá trình học cấp 1 tại Trường Phạm Văn Hai (Tân Bình), sau đó chuyển sang trường Trương Quyền (Quận 3) và cấp 2 (lớp 6 và 7) và Lê Quý Đôn (Quận 3), Sơn đều là học sinh giỏi top 5 của lớp.

Để chuẩn bị cho SEA Games 30, Kim Sơn sang Hungary tập huấn từ đầu tháng 8. Tuy nhiên, khi đang trong giai đoạn điều chỉnh và chuẩn bị về thi đấu thì Sơn nhận tin sét đánh bị đình chỉ học. Sơn cho biết, lý do nhà trường đình chỉ học bởi “tôi nghỉ quá 45 ngày”. Thông thường, VĐV nghỉ học 20 ngày thì nhà trường đã báo, nhưng mãi tới ngày thứ 60 nhà trường mới gọi báo cho gia đình.

Ông Nguyễn Khánh Hoàng, cha Kim Sơn chia sẻ, đây không phải là lần đầu tiên Kim Sơn bị đình chỉ học chuyện tập huấn ở nước ngoài. Sau SEA Games 29, tháng 12/2017, Sơn sang Mỹ học tập và rèn luyện cùng HLV Đặng Anh Tuấn - Nguyễn Thị Ánh Viên trong 6 tháng. Khi trở về, nhà trường mới thông báo Sơn không đủ điểm và phải học lại lớp 10 một năm.

“Thật sự rất phi lý. Giờ gia đình giao con cho đội tuyển quốc gia rồi, họ phải giải quyết vấn đề học tập cho Sơn. Sau chuyến tập huấn ở Mỹ lần một (tháng 12/2017), Sơn ở lại lớp 10 một năm. Tiếp tục khi qua lớp 10, sau chuyến tập huấn ở Mỹ lần 2 (tháng 9/2018), Sơn ở lại lớp 11 một năm nữa".

KHăn gói theo chân con trai tại 2 kỳ seagames

Từ Philippines, trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30 cho biết: “Tôi đã tìm hiểu qua trường hợp của Kim Sơn. Chúng ta đều biết VĐV chuyên nghiệp phải thi đấu và tập huấn suốt. Rất nhiều VĐV học mãi chưa ra trường do điều kiện thời gian. Qua nắm thông tin, tôi được biết khi Kim Sơn tập luyện, gia đình muốn đưa em ấy sang Hungary (nơi Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực thể thao), chúng tôi ủng hộ đề nghị đó. Gia đình quyết tâm, làm việc với liên đoàn và chúng tôi đã đồng ý.

Thời gian đó, Sơn đang phải học văn hóa nên có trục trặc. Với trường hợp này, tổng cục sẽ có chỉ đạo, đặc biệt cho Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia 2, liên đoàn bơi và hiệp hội bơi cùng giải quyết”.  Trong khi đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết cũng đã tiếp nhận thông tin và sẽ có hướng xử lý hợp tình, hợp lý.

Kim Sơn may mắn lớn lên trong sự chăm sóc và đùm bọc của gia đình. Ông Khánh Hoàng từng khẳng định, gia đình không tiếc tiền bạc và công sức đầu tư, chỉ để con trai có thể sống trọn với đam mê và phát triển tài năng. Hai kỳ SEA Games vừa qua, ba mẹ đều “khăn gói” theo chân Kim Sơn sang Malaysia, rồi Philippines để tiện chăm sóc con. Kể cả Sơn đi tập huấn xa nhà, ba mẹ phải sắp xếp công việc để “chạy đi chạy lại”. 

“Gia đình cũng xót con lắm, nhưng thấy cháu vui vẻ và hạnh phúc khi được bơi nên sẽ ủng hộ hết mình. Bố mẹ nào chẳng vì con, khó khăn, vất vả mấy với chúng tôi cũng không là gì. Sau SEA Games 30, Kim Sơn được nghỉ hai tuần rồi sang Hungary tập huấn vào đầu tháng 1/2020. Lại một cái Tết nữa xa con, nhưng Sơn phải đi sớm để kịp giáo án, hướng tới mục tiêu lấy chuẩn A Olympic. Gia đình tự bỏ tiền túi, trung bình 5.000-6.000/tháng cho Kim Sơn đi tập huấn ở Hungary”, ông Nguyễn Khánh Hoàng chia sẻ.

MỚI - NÓNG