Nghệ thuật “né” ở V-League

Nghệ thuật “né” ở V-League
Ngay sau khi Thanh Hóa “trảm” HLV Lê Thụy Hải vì muốn làm cho ra lẽ trận thua 2-3 bất thường trước Sông Lam Nghệ An, từ Hà Nội, VFF dõng dạc tuyên bố sẽ vào cuộc tìm rõ trắng đen. Có vẻ như ai cũng hăng hái, kiên quyết với tiêu cực lắm!
Không phải vô cớ CĐV Thanh Hóa quay lưng với HLV Lê Thụy Hải, nhưng rồi mọi việc vẫn được “dàn xếp” êm xuôi
Không phải vô cớ CĐV Thanh Hóa quay lưng với HLV Lê Thụy Hải, nhưng rồi mọi việc vẫn được “dàn xếp” êm xuôi.

Xứ Thanh sôi sục sau trận thua trước SLNA. Chẳng sôi máu sao được khi mà chiến thắng đã đến rành rành nhưng rốt cục thì lại thua. Thua theo cách không thể ngờ. Thua trong cái thế trận mà ai chứng kiến cũng có cảm giác người Thanh chủ động thua. Sục sôi là thế nên đội bóng chẳng thể ngồi yên. Động đến cầu thủ thì khó rồi bởi cả trận ấy, chẳng tìm ra ai có biểu hiện quá khác thường. Có chăng, sự lạ chỉ là những quyết định thay người, dùng người có phần kỳ cục của HLV Lê Thụy Hải.

Cứ đè vào những quyết định ấy mà xử, Chủ tịch CLB Thanh Hóa Nguyễn Văn Đệ tuyên bố muốn làm rõ trách nhiệm của trận thua bất thường. Ông Đệ và không ai ở xứ Thanh quy kết cho ông Hải làm bậy, nhưng cách mà họ lẳng lặng “trảm” ông Hải cho thấy, mũi dùi hướng cả vào HLV họ Lê. Có cảm giác khi ấy, Thanh Hóa “máu” chống tiêu cực lắm. Máu đến nỗi ông Đệ thậm chí còn để ngỏ mời công an vào cuộc.

“Làm rõ trắng đen”, cái ý mà ông Đệ nêu đã được thực hiện đến đâu? Chẳng có công an nào vào cuộc, không có cuộc điều trần nào mở ra. Chỉ biết sau sự kiện đó gần một tuần, người xứ Thanh phải làm lành ông Hải mới chịu ở lại. Mà trước khi ở lại, ông Hải còn được minh oan bằng lời xin lỗi của ông Chủ tịch đội bóng, bằng tuyên bố “trắng án” của đại diện Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh.

Thanh Hóa “trảm” ông Hải vì muốn làm rõ trận đấu “có mùi”, ở Hà Nội, VFF tỏ ra nhanh nhảu. Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ rồi Trưởng ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường thay nhau đăng đàn tuyên bố sẽ vào cuộc. Cũng như xứ Thanh, ông Hỷ còn để ngỏ khả năng mời cơ quan chức năng tiến hành điều tra. Thái độ sốt sắng của VFF rốt cuộc đã đi đến kết quả gì? Gần một tuần sau những tuyên bố đanh thép, chẳng có động thái tiếp theo nào được VFF đưa ra. Ông Hỷ rồi cả ông Hường dường như cũng quên luôn những tuyên bố của mình khi Thanh Hóa và ông Hải “lơ” bắt tay nhau như chưa có chuyện gì xảy ra.

Hợp rồi tan. Tan đó rồi hợp ngay được. Chứng kiến câu chuyện giữa Thanh Hóa và ông Lê Thụy Hải, người ta bảo đó là trò hề. Nhưng chắc chắn, những người trong cuộc lại chẳng ngờ nghệch đến nỗi bỗng dưng sinh chuyện mua vui.

Thanh Hóa rõ ràng nhận định trận thua 2-3 ấy là “có mùi”. Nhưng “cái mùi” ấy ở đâu, xử lý thế nào thì họ chịu. Thế nên để trấn an dư luận, họ buộc phải trảm ông Hải một cách tạm thời. Ông Hải chịu tiếng tí xíu nhưng Thanh Hóa được cái tiếng là không dung thứ cho tiêu cực. Bản chất những tuyên bố hùng hồn của ông Hỷ hay ông Hường cũng chẳng khác là mấy.

Từ hạng Nhất đến V-League, đâu cũng có vài trận “dậy mùi” nhưng từ BTC tới VFF chưa hề có động thái nào. Tuyên bố của ông Hỷ hay ông Hường khiến người ta có cảm giác, BTC giải cũng sốt sắng lắm chứ?! Nhưng tất cả cũng chỉ dừng ở lời nói bởi nếu có vặn VFF, dám chắc sẽ có câu trả lời đại loại như “án tại hồ sơ” hay “bằng chứng đâu”.

V.Hải Phòng vài ngày nay cũng đình đám với việc bất ngờ sa thải HLV Vương Tiến Dũng. Lý do nào khiến ông Dũng mất chức? Chắc chắn không phải vì chuyên môn bởi nếu thế, họ đã đuổi ông Dũng từ cuối giai đoạn 1, thời điểm mà V.Hải Phòng sa sút nhất.

Vậy động cơ nào khiến V.Hải Phòng “trảm” ông Dũng ở đúng giai đoạn nhạy cảm nhất?

Đang là đương kim á quân, giờ là ứng cử viên sáng giá cho suất xuống hạng trực tiếp, chẳng riêng V.Hải Phòng mà ngay cả UBND TP.Hải Phòng cũng thấy sốt ruột trước hàng vạn CĐV liên tục kêu réo. Ở hoàn cảnh ấy, V.Hải Phòng cần một “hình nhân thế mạng”. Và ông Dũng phải đội nón ra đi, dĩ nhiên là với hình ảnh của một người thất bại và mọi yếu kém của V.Hải Phòng được trút cả lên vị HLV này…

VFF “né”, CLB “né”, có vẻ như “né” đang thịnh hành và dần được đẩy lên như một thứ nghệ thuật của V-League!

Theo SGGP

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.