Nghịch lý ở “miền đất hứa”

Nghịch lý ở “miền đất hứa”
TPCN - Chưa đầy một thập kỷ trước, các giải bóng đá liên đoàn ở Đông Âu rất hiếm thấy những gương mặt cầu thủ nước ngoài, và những cầu thủ tìm đến kiếm cơm ở những giải đấu này thường là những người không mấy nổi tiếng trong làng bóng đá thế giới.
Nghịch lý ở “miền đất hứa” ảnh 1
Niềm vui của Elano khi vừa ghi bàn cho Shakhtar

Trong 10 năm trở lại đây khá nhiều cầu thủ có tên tuổi xuất hiện ở Đông Âu trong khi những ông chủ mới ở khu vực này cũng đầu tư một nguồn tài chính đáng kể để tăng sức cạnh tranh cho câu lạc bộ của họ. Đông Âu biến thành miền đất hứa với những nghịch lý.

Các đội bóng đứng đầu các giải liên đoàn Nga, Ucraina, Rumani như CSKA Moscow, Shakhtar Donetsk và Steaua Bucharest cùng nhiều câu lạc bộ khác trong khu vực đã trở thành những lực lượng đáng nể trên bản đồ bóng đá châu Âu.

Thậm chí ấn tượng hơn, các nước Đông Âu giờ đây đã trở thành sân nhà của những cầu thủ quốc tế đẳng cấp cao như Braxin từng 5 lần vô địch thế giới.

Những tên tuổi như Wagner Love, Daniel Carvalho và Dudu trong đội hình CSKA đóng vai trò trụ cột trong cuộc chinh phục thắng lợi Cúp UEFA năm 2005 và cũng chính họ đã góp công lớn vào chiến thắng 3-0 của Braxin trong một trận giao hữu gần đây trước kỳ phùng địch thủ áchentina ở Luân Đôn (Anh).

Tuy nhiên, cầu thủ xuất sắc nhất trong trận đấu này lại là tiền vệ Elano hiện đang khoác áo  Shakhtar của Ucraina. Hai bàn thắng siêu đẳng của anh vào lưới áchentina đã khẳng định sức mạnh tiềm tàng của những giải bóng đá ít tên tuổi hơn ở châu Âu.

Tại giải vô địch Ucraina bên cạnh danh thủ Elano thi đấu cực hay cho đội tuyển Brazil, CLB Shakhatar nhập liền 4 cầu thủ Brazil khác. Đội bóng này đã đánh bại sự thống trị của Dynano Kiép. Shakhtar giành liên tiếp hai chức vô dịch quốc gia Ucraina.

Những ngôi sao mới được phát hiện này có thể trở thành xương sống của đội tuyển Braxin dưới triều đại của tân huấn luyện viên Dunga, mặc dù đến giờ họ vẫn chỉ là những cái bóng bên cạnh những gương mặt đã quá nổi danh thế giới như Kaka hay Ronaldinho.

Những cầu thủ chất lượng cao với giá cả có thể chấp nhận được này, phần lớn đến từ Nam Mỹ và châu Phi, đã thúc đẩy các nước Đông Âu cấp quốc tịch cho những cầu thủ tài năng nhất để bổ sung cho đội tuyển quốc gia.

Tiền đạo sinh trưởng ở Nigiêria Emmanuel Olisadebe đã được nhập quốc tịch Ba Lan và chơi cho đội tuyển xứ sương trắng nắng tràn này tại World Cup 2002 sau những màn trình diễn ấn tượng cho câu lạc bộ Polonia Vácsava. Cũng nhờ bệ phóng này mà sau đó anh đã nhận được một hợp đồng chuyển nhượng khá béo bở sang Panathinaikos ở Hy Lạp.

Croatia trong khi đó đã nhanh chân “tóm” cầu thủ gốc Braxin Eduardo da Silva, một cây làm bàn xuất sắc và là chìa khóa mang lại thành công cho câu lạc bộ vô địch Dinamo Zagreb.

Silva đã lọt mắt nhiều nhà tuyển dụng bóng và các chuyên gia sân cỏ ở Đông Âu lo ngại rằng sức mạnh tài chính của các câu lạc bộ Tây Âu cuối cùng sẽ lôi kéo được những tài năng như anh.

Gương mặt mới nhất trong dòng cầu thủ ngoại là cầu thủ 20 tuổi người Braxin Alves hiện đang khoác áo CSKA Moscow. Alves đã ghi 14 bàn thắng trong 17 trận khoác áo đội tuyển Braxin.

Khi các CLB Đông Âu cạn tiền, không thể giữ những cầu thủ nội tốt nhất hay không đủ khả năng nhập khẩu những ngôi sao bóng đá quốc tế, họ có  “một mẹo” rất phổ biến.

Đó là mời các ngôi sao vang bóng một thời của thế giới hoặc của các quốc gia châu Âu có nền bóng đá phát triển về thi đấu cho họ. Nhưng ngôi sao này xuất hiện và cũng hấp dẫn được rất nhiều khán giả tới xem họ trổ tài.

Thế nhưng cũng phải nhắc lại một chút quá khứ. Khi chưa có các ngôi sao nước ngoài, chính các CLB Đông  Âu đã hai lần giành cúp C1 châu Âu. Steaua đoạt cúp C1 năm 1986 với một đội hình toàn các cầu thủ Rumani.

Sao Đỏ Bêôgrát giành cúp C1 năm 1991 cũng với một đội hình toàn cầu thủ Nam Tư cũ. Vậy có ngôi sao nước ngoài bóng đá Đông Âu sẽ tiến tới đâu? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời!

MỚI - NÓNG