Nhịn... bia để ủng hộ bóng đá

Nhịn... bia để ủng hộ bóng đá
Đội tuyển U23 không ở khách sạn khi tập trung lần này, thay vào đó chỉ là khu nhà ở tại Trung tâm đào tạo trẻ.

Nhịn... bia để ủng hộ bóng đá

> Chủ tịch Real tính chuyện giải nghệ cho Ronaldo

> Công Vinh 'du đấu' Nhật: Một mũi tên, trúng nhiều đích

 

Đội tuyển U23 không ở khách sạn khi tập trung lần này, thay vào đó chỉ là khu nhà ở tại Trung tâm đào tạo trẻ.

Nghe thì có vẻ như "thiếu sự ưu tiên" hoặc phải chăng VFF cuối nhiệm kỳ nên thiếu tiền rồi nhét các em vào trung tâm bóng đá cho đỡ tốn kém.

Thực ra thì cũng chẳng có gì mà phải ầm ỹ, cũng chẳng quá lâu khi các đội tuyển bóng đá nam và U23 tập trung thì dường như chỉ có một địa chỉ duy nhất là Trung tâm huấn luyện thể thao QG ở Nhổn, nếu ở TP.HCM thì mượn Thành Long.

 U23 Việt Nam tập luyện (Ảnh: VSI)
U23 Việt Nam tập luyện (Ảnh: VSI).
 

Cái lệ yêu cầu các tuyển thủ phải ở khách sạn 4-5 sao cho sướng và cho cùng "đẳng cấp" với đội khách cũng chỉ mấy năm nay. Ở khách sạn như thế thì cũng oai, nhưng bảo tiện hay sướng thì cũng khó nói. Ngay như hồi dự AFF Cup 2012 bên Thái Lan, đội tuyển ở khách sạn 5 sao nhưng cuối cùng phải hát "bài ca mì tôm" vì thức ăn không hợp khẩu vị.

Bây giờ về Trung tâm đào tạo trẻ thì cũng chẳng phải là thảm họa. Mà đội U23, nghãi là vẫn còn trẻ. FIFA tài trợ cho VFF để xây dựng trung tâm này cũng là để tạo ra nơi ăn chốn ở, khu tập luyện cho các cầu thủ trẻ. Âu cũng là sử dụng đúng mục đích.

Nhưng chuyện "dời" tuyển U23 từ "tiêu chuẩn" 4-5 sao xuống... tiêu chuẩn VFF có lẽ lại nằm ở ý nghĩa khác. Nói như HLV Hoàng Văn Phúc: "Tình hình khó khăn chung của cả nước, môn nào cũng vậy chứ không riêng gì bóng đá. Tôi tin là các cầu thủ sẽ đồng cảm với Liên đoàn, với Tổng cục TDTT về vấn đề này. Tôi hy vọng các em sẽ vượt qua được điều kiện khó khăn như hiện nay".

HLV Hoàng Văn Phúc trả lời phỏng vấn báo chí (Ảnh: VSI)
HLV Hoàng Văn Phúc trả lời phỏng vấn báo chí (Ảnh: VSI).
 

Ông Phúc chẳng cần phải nói "hy vọng" mà nên là "yêu cầu" các cầu thủ phải vượt qua. Bóng đá bây giờ là lúc lấy lại niềm tin chứ không phải giai đoạn đòi hỏi. Xem ra cái cần quan tâm không phải là chỗ ngủ, cái nhà tắm, miếng ăn của mấy cầu thủ trẻ có đủ đẳng cấp hay không mà là màn trình diễn thế nào trên sân. "Tốt hậu trường nhưng thất thường khi thi đấu" thì cũng chẳng để làm gì.

Người xưa nói: "Có thực mới vực được đạo", bóng đá từ chỗ là cỗ máy tiêu tiền bây giờ cũng phải căn, phải tính. Hôm rồi đem câu chuyện khó khăn tài chính của thể thao thì một cựu lãnh đạo ngành nói: "Có gì đâu, bây giờ phát động phong trào nhịn bia để ủng hộ bóng đá thì sẽ có tiền, rất nhiều tiền".

Vị này giải thích: này nhé, đi đâu cũng thấy kêu khó khăn, thậm chí có Đại biểu quốc hội còn khóc khi nói về khó khăn kinh tế. Từng gia đình thì cắt giảm chi tiêu. Ấy thế nhưng Việt Nam vẫn là nước uống bia nhiều nhất Đông Nam Á.

Khổ luyện cho mục tiêu SEA Games cuối năm (Ảnh: VSI)
Khổ luyện cho mục tiêu SEA Games cuối năm (Ảnh: VSI).
 

Theo một báo cáo gần đây thì mỗi năm có 3 tỷ lít bia trôi qua họng người Việt Nam với số tiền tương ứng chi vào bia là 3 tỷ USD. 3 tỷ USD tương đương 60.000 tỷ đồng. Thể thao, bóng đá chỉ cần một góc của khoản này là khỏe...

Nghe thì cũng có lý đấy. Nền kinh tế lao đao nhưng rượu bia nhậu nhẹt thì vẫn tung trời cho thỏa niềm đam mê... chém gió. Kinh tế càng khó khăn thì nhu cầu chia sẻ càng nhiều, mà muốn chia sẻ thì ra quán bia là hợp nhất.

Chuyện U23 từ chỗ sang trọng xuống Trung tâm đào tạo không phải là chuyện nghèo mà vẫn ham nhậu nhẹt mà đôi khi chỉ là sự nhắc nhở về việc họ đang ở đâu và cần làm gì. Muốn có tiền, đừng đợi người ta nhịn bia để ủng hộ bóng đá, thay vào đó, biến mỗi trận đấu thành bữa tiệc mà ở đó họ được say như say men bia. Đó là lúc bóng đá sẽ có tiền.

Theo Song An
Thể thao 24h

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.