Những nhà vô địch SEA Games lớp 4, lớp 6

Những nhà vô địch SEA Games lớp 4, lớp 6
Mới đây, báo chí phát hiện ra một chuyện hy hữu của thể thao VN khi có một đội tuyển của TPHCM liên tục đóng góp cho thể thao VN những nhà vô địch SEA Games, Châu Á hay kể cả Olympic trẻ, song lại “thất học” đến mức khó tin. Cả 20 thành viên của đội, có người đã ở tuổi U.40 mà chưa ai học hết lớp 12.

Những nhà vô địch SEA Games lớp 4, lớp 6

> Việt Nam 16 năm tổ chức 7 đại hội thể thao 'nghìn tỷ'

> Tăng tiền ăn cho VĐV các đội tuyển 

Mới đây, báo chí phát hiện ra một chuyện hy hữu của thể thao VN khi có một đội tuyển của TPHCM liên tục đóng góp cho thể thao VN những nhà vô địch SEA Games, Châu Á hay kể cả Olympic trẻ, song lại “thất học” đến mức khó tin. Cả 20 thành viên của đội, có người đã ở tuổi U.40 mà chưa ai học hết lớp 12.

Những nhà vô địch SEA Games lớp 4, lớp 6 ảnh 1
 

Vô địch “anh”... lớp 4

Phải thành thật mà nói, có lẽ người hùng của cử tạ VN tại SEA Games 25 Dương Thanh Trúc chính là nhà vô địch... ít học nhất trong lịch sử TTVN, chỉ dừng ở mức lớp 4 dang dở. Anh đã sống lang bạt đến năm 15 tuổi, rồi tham gia tập luyện, thành danh với cử tạ cho đến tận bây giờ.

Trong suốt thời gian làm VĐV, Trúc cũng chưa hề tính (và cũng chẳng ai lo cho anh) đến chuyện đi học lại. Trúc chỉ biết tập, tập và thi đấu. Nói quả đáng tội, Trúc đọc và viết theo cách thông thường nhất cũng đã ngọng.

Đã 26 tuổi, nhưng Trúc cũng không thể thay đổi được gì nữa, đành chấp nhận phận... chưa học hết tiểu học. Tất nhiên, nhờ con đường tự học qua cuộc sống, thể thao, nhất là dự tranh các cuộc đấu quốc tế, tuyển thủ TPHCM này đã bù đắp được phần nào về ứng xử, kỹ năng sống, tính toán...

Dầu vậy, những thiếu hụt cơ bản từ việc bỏ học sớm với Trúc rõ ràng là một vấn đề. Đơn giản nhất, anh sẽ chẳng thể thực hiện được ước mơ trở thành HLV sau khi giã từ thảm đấu. Có ưu ái lắm, Trúc cũng chỉ được sử dụng như một cộng tác viên của ngành thể thao, theo diện lấy ngày công làm thu nhập.

Quán quân “em” cũng... lớp 6

Tưởng Thanh Trúc là trường hợp cá biệt thì mới đây, ngay khi đang ngây ngất trước chiến công hiển hách giành HCV Thế vận hội trẻ của Thạch Kim Tuấn, người ta cũng không khỏi giật mình vì tuyển thủ 16 tuổi này cũng bỏ học từ lớp 6.

Càng xót xa hơn vì nhìn mặt mũi khôi ngô lanh lợi, rồi cách giao tiếp, kể cả trả lời phỏng vấn nghe rất được của Tuấn, ai cũng tưởng đó là chuyện đùa. Trước đó, vì hoàn cảnh gia đình nghiệt ngã, nên Tuấn chỉ học đến lớp 6 là phải nghỉ.

Theo tập cử tạ từ 2004, song suốt nhiều năm, VĐV này cũng biết đến những quả tạ chứ không mảy may tự ý thức (hay được định hướng) phải cố gắng vừa tập luyện, vừa học lại văn hóa.

Trong thâm tâm, đôi khi Tuấn cũng chạnh lòng với nỗi khổ của mình. Tuy nhiên, nghĩ đến việc phải đi học lại cùng các em ít hơn mình đến 4 - 5 tuổi, đô cử này lại sợ và ngán, như thể lúc ốm phải sờ đến quả tạ.

Số 1 chuyên môn, đầu bảng... ít học

Như thừa nhận chua xót của ông thầy Huỳnh Hữu Chí thì cử tạ TPHCM mấy năm nay luôn là số 1 VN về thành tích, cả tuyến trẻ lẫn tuyến đỉnh cao, song lại cũng đứng đầu về sự... ít học, đến mức đã thành truyền thống.

Nó xuất phát từ chính nguồn gốc của các đô cử nơi đây: 90% được tuyển chọn từ thành phần con nhà nghèo, mồ côi... Trước khi theo tập môn này, họ đã thất học rồi, đang phải ngày ngày nhặt bi ve, bán vé số, hay tẩm quất để kiếm sống. Nhìn ở mặt tích cực, chính hoàn cảnh này đã giúp cử tạ TP luôn có được những VĐV có sức khỏe và ý chí hơn người, khả năng vượt khó chịu khổ khỏi phải nghĩ.

Một điều hết sức quan trọng khác là ngành thể thao, dù đã rất hiểu vấn đề này, song lại chẳng hề quan tâm đến chuyện học và học lại văn hóa của các VĐV. Miễn sao cứ phát triển chuyên môn, có thành tích là tốt rồi, còn học văn hóa, VĐV... tự lo.

Đội tuyển cử tạ của HLV Huỳnh Hữu Chí chắc chắn là đội tuyển... ít được học hành nhất, song ở các mức độ khác nhau, hiện tượng này chẳng hề hiếm với thể thao TPHCM, cũng như với thể thao VN

Theo Dũng Tân
Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG