Những tỷ phú đô la làm ra huy chương Vàng

Những tỷ phú đô la làm ra huy chương Vàng
TPCT - Cùng với những niềm vui và thành công mà một kỳ ASIAD mang lại, Bahrain và Qatar phải hứng chịu những chỉ trích về vấn đề nhập khẩu các VĐV nước ngoài.
Những tỷ phú đô la làm ra huy chương Vàng ảnh 1

Hai quốc gia vùng Vịnh này cùng nhau chia sẻ các chức vô địch tại đường đua nam cự ly trung bình và xa. Tuy nhiên, đó là thành tích của VĐV gốc Kenya.

Ngoài tấm huy chương đồng marathon, và hai huy chương ở cự ly 800m, tất cả các quán quân ở nội dung khác đều là VĐV gốc Phi.

Tại nội dung điền kinh nữ, VĐV Bahrain gốc Ethiopia Jusuf Jamal đã về nhất ở cự ly 800m và 1500m. Không phải tất cả các VĐV tranh tài đều chấp nhận thất bại dễ dàng.

VĐV đoạt huy chương đồng cự ly chạy 800m nam người Iran Ehsan Mohajershojaei nói: ''Với tôi, tấm huy chương này là bạc vì người về nhất là VĐV Kenya".

Cũng có những lời dèm pha khác: ''Họ thuê các VĐV tài năng của Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka và nhiều quốc gia khác để xây dựng đội tuyển của mình. Điều này là hợp logic vì Bahrain và Qatar giàu có. Bản thân các VĐV cũng bị những khoản tiền thưởng khổng lồ dụ dỗ.''

Điều mỉa mai là khi các VĐV gốc Sri Lanka và Ấn Độ trong màu áo của Qatar và Bahrain thi tài thì trên sân Khalifa 50 nghìn chỗ ngồi chỉ có các cổ động viên của hai quốc gia này tới cổ vũ cho họ.

Ngược lại khi các VĐV của chính Qatar hoặc Bahrain vào sân thi đấu, người ta đã bỏ công tìm mãi không ra các cổ động viên của Qatar hoặc Bahrain.

Rõ ràng lòng yêu nước trong thể thao đã không được thể hiện một cách cụ thể. Với các đoàn thể thao vùng Vịnh thì sự nhiệt tình về màu cờ sắc áo rõ ràng là rất mơ hồ, tới mức lạnh nhạt.

Tuy nhiên, Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Qatar Sheikhh Saoud Bin Abdul Rahman Al-Thani, cho rằng những lời chỉ trích các chính sách mua VĐV nước ngoài là ''đạo đức giả''.

Theo ông, việc nhập quốc tịch các VĐV không còn là hiện tượng quá mới mẻ, cũng tồn tại tại Mỹ, Pháp, Nhật và Anh. Vấn đề là ở chỗ khi các nước nhỏ chỉ trích các nước lớn như Mỹ và Anh thì được coi là chuyện thường nhật.

Và Qatar, chủ nhà của Á vận hội lần này chẳng có gì phải xấu hổ vì chính sách nhập khẩu nhân tài thể thao của mình. Quan chức này nói với một niềm hy vọng không gì lay chuyển vào đường lối phát triển thể thao của mình như sau:

"Hôm nay họ là VĐV của chúng tôi. Trong tương lai họ sẽ là những người thầy dạy dỗ các thế hệ vận động viên của chúng tôi. Đây là cái lợi lâu dài không gì sánh được".

Bản thân các VĐV cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời cạnh khóe về quốc tịch và đất nước mà họ đại diện tại các sự kiện thể thao đẳng cấp quốc tế.

Sau này khi thành tài trong màu cờ sắc áo mới họ vẫn được tôn vinh như một người hùng của quốc gia mà họ đại diện. Điều này là công bằng và thoả đáng, giúp những ngôi sao thể thao yên tâm khi thay đổi quốc tịch thi đấu cho một quốc gia khác. 

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.