'Nữ hoàng' 50 năm vẫn chạy tốt

'Nữ hoàng' 50 năm vẫn chạy tốt
TP - Đã bước sang tuổi 50 nhưng Liên đoàn điền kinh Việt Nam không hề già đi mà đang ngày càng trẻ ra với nhiều nhiệm vụ, mục tiêu cùng khả năng đưa “nữ hoàng” của thể thao Việt Nam ghi dấu ấn trên đấu trường khu vực và thế giới.

> Điền kinh Việt Nam hướng tới đấu trường châu Á
> ASIAD 18: Việt Nam với 'dấu ấn vĩ đại'

Nữ hoàng điền kinh Trương Thanh Hằng giành nhiều HCV tại Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong. Ảnh: Hồng Vĩnh
Nữ hoàng điền kinh Trương Thanh Hằng giành nhiều HCV tại Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Nữ hoàng tuổi 50

23-11 chính là ngày kỷ niệm 50 năm ra đời của Liên đoàn điền kinh Việt Nam. Trong suốt nửa thế kỷ, nhờ những nỗ lực, đóng góp bền bỉ của nhiều thế hệ cán bộ, HLV, VĐV mà bộ môn được mệnh danh là môn thể thao “nữ hoàng” có được sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp ở trong nước, đặt nền móng vững chắc cho những thành tích ngày càng cao trên đấu trường quốc tế.

Đầu thế kỷ XX, điền kinh theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam. Ban đầu, bộ môn này chỉ được chơi trong quân đội Pháp và một bộ phận nào đó trong học sinh, sinh viên Pháp.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, môn thể thao “nữ hoàng” đã được phát triển rộng rãi trong khắp cả nước, bất chấp chiến tranh.

Sau khi hòa bình lập lại, điền kinh là môn thể thao được khôi phục và phát triển sớm nhất.

Tháng 9-1962 là cột mốc vô cùng quan trọng khi Hội điền kinh Việt Nam chính thức được thành lập (tiền thân của Liên đoàn điền kinh Việt Nam).

Có sự lãnh đạo của Hội, điền kinh Việt Nam vươn lên một tầm cao mới, không chỉ phát triển trong nước mà còn tiến mạnh mẽ ra đấu trường khu vực.

Mốc son có ý nghĩa trọng đại chính là việc các VĐV điền kinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao các nước mới trỗi dậy Ganefo (Jakarta 1963).

Từng bước, từng bước, điền kinh Việt Nam đã vươn lên trở thành một đối thủ đáng gờm trong khu vực, tiêu biểu là các kỳ SEA Games gần đây luôn mang về hàng chục huy chương, luôn có mặt trong top 3 khu vực.

Đặc biệt, có rất nhiều VĐV đã vươn tầm ra ngoài khu vực Đông Nam Á, đạt tới tầm châu lục, giành thành tích cao ở các cuộc thi châu Á như Bùi Thị Nhung (nhảy cao), Trương Thanh Hằng (chạy 800m, 1.500m), Vũ Thị Hương (chạy 100m, 200m), Nguyễn Duy Bằng (nhảy cao)…

Mục tiêu Asian Games 18

Việt Nam đã giành được quyền đăng cai Asian Games 18 năm 2019 và để xứng danh là chủ nhà, Đoàn thể thao Việt Nam sẽ phải nỗ lực phấn đấu để giành khoảng 10 tấm HCV

. Điền kinh luôn là môn mũi nhọn của thể thao Việt Nam. Bởi vậy, không nói ra thì ai cũng hiểu bộ môn này sẽ phải đảm nhiệm vai trò quan trọng tại Asian Games 18.

Hiểu rất rõ điều này, các lãnh đạo điền kinh Việt Nam ngay từ bây giờ, thậm chí là trước đó nữa, đã bắt tay vào lo cho mục tiêu giành huy chương tại Asian Games 18 với những kế hoạch hợp tác với các nước phát triển, những chương trình tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng tài năng cho điền kinh VN.

“Tại ASIAD 2010 diễn ra tại Trung Quốc, điền kinh Việt Nam đã có những tấm HCB của Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương, HCĐ 10 môn phối hợp của Vũ Văn Huyện, đó là tiền đề để chúng ta phấn đấu”, Phó chủ tịch kiêm TTK LĐ điền kinh VN Hoàng Mạnh Cường chia sẻ.

“Cần lưu ý là một số VĐV giỏi của Việt Nam sẽ bước sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp vào năm 2019. Vì vậy, việc cấp thiết là tìm kiếm các tài năng, xây dựng lực lượng kế cận, đào tạo thật bài bản để 7 năm nữa lứa này sẽ ở thời kỳ đỉnh cao phong độ. Không chỉ VĐV, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ cho trang thiết bị, đội ngũ huấn luyện, chương trình tập huấn, thi đấu đồng bộ, khoa học”, ông Cường nhận xét thêm.

Tin rằng, với nỗ lực của liên đoàn, của ngành thể thao, điền kinh Việt Nam sẽ cho ra lò một thế hệ VĐV tài năng đủ sức thay thế lớp đàn chị Thanh Hằng, Vũ Thị Hương cạnh tranh những vị trí cao nhất tại Asian Games 2018 nếu được nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức.

Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong bước sang tuổi 54

Nếu như Hội điền kinh Việt Nam là tổ chức thể thao được thành lập sớm nhất thì Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong chính là giải thể thao đầu tiên được tổ chức, với cuộc đua ở Bách Thảo, Hà Nội năm 1958 đầy ấn tượng với sự tham dự của “anh hùng Thế vận” người Tiệp Khắc Jatopec.

Trong hơn 50 năm phát triển, giải đã góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng cho điền kinh Việt Nam như lão tướng Bùi Lương, gia đình VĐV Nguyễn Văn Thuyết và Ngũ Long công chúa, VĐV Lưu Văn Hùng, Phạm Đình Khánh Đoan, Trương Thanh Hằng…

Năm 2013, Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong lần thứ 54 dự kiến sẽ được Liên đoàn điền kinh VN và báo Tiền Phong phối hợp cùng tỉnh Kiên Giang tổ chức tại vùng biên tận cùng đất nước: thị xã Hà Tiên tươi đẹp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.