Ông Trần Anh Tú tái đắc cử Chủ tịch VPF

Ông Trần Anh Tú (phải) tiếp tục giữ ghế Chủ tịch HĐQT VPF nhiệm kỳ 2020-2023
Ông Trần Anh Tú (phải) tiếp tục giữ ghế Chủ tịch HĐQT VPF nhiệm kỳ 2020-2023
TPO - Ngày 28/11, đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2020-2023 của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã diễn ra tại Hà Nội. Ông Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2.

Mùa giải 2020 diễn ra với nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19. VPF mặc dù vậy đã xuất sắc đưa các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, trong đó có V-League cán đích thành công. Ông Trần Anh Tú với vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF được đánh giá có đóng góp lớn.

Tại đại hội, ông Tú tiếp tục được các cổ đông tín nhiệm bầu chọn với số phiếu bầu cao nhất vào HĐQT VPF. Phiên họp đầu tiên của HĐQT VPF sau đó bầu ông Trần Anh Tú tiếp tục giữ ghế Chủ tịch. Bên cạnh ông Trần Anh Tú, 6 thành viên khác trúng HĐQT VPF gồm: ông Nguyễn Minh Ngọc (Phó chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ), ông Nguyễn Quốc Hội (Phó chủ tịch), ông Trần Mạnh Hùng, Lê Minh Dũng, Nguyễn Tiến Dũng và bà Đinh Thị Thu Trang.

 Phát biểu tại đại hội VPF, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Nguyễn Hồng Minh một mặt đánh giá cao những nỗ lực, thành tích của VPF thời gian qua, nhưng mặt khác yêu cầu Ban lãnh đạo VPF phối hợp, tư vấn VFF để xử lý một loạt vấn đề của bóng đá Việt Nam như công tác trọng tài, chất lượng các CLB…

 Tại cuộc họp báo sau đại hội, đã có ý kiến chất vấn VPF về việc một số CLB không đạt chuẩn chuyên nghiệp theo quy định của AFC như Nam Định, SLNA, Hải Phòng và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Đáng chú ý trong đó có Hải Phòng, đội của ông Trần Mạnh Hùng vốn là uỷ viên HĐQT VPF 2 năm liền không đạt chuẩn.

 Ông Trần Anh Tú cho biết, VPF sẽ làm việc với VFF theo hướng sẽ siết chặt hơn các quy định, buộc các CLB phải nâng cao chất lượng. “Tôi dự định chỉ tham gia VPF một nhiệm kỳ nhưng vừa qua VFF tiếp tục tín nhiệm tôi đại diện phần vốn góp tại VPF. Tôi tự tin mình có thể làm tốt nhiệm vụ với sự hỗ trợ của các thành viên trong HĐQT” - ông Trần Anh Tú cho biết.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

TPO - Với thực trạng trong một năm có trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu được tổ chức, nhà báo Lê Minh Toản cho rằng con số không nói lên tất cả. Điều đáng bàn là việc những đơn vị tổ chức kiên định với tôn chỉ mục đích của cuộc thi. Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi có tuổi đời 38 năm. Để tồn tại trong suốt gần 4 thập kỷ, cuộc thi kiên định với những trụ cột về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ, cống hiến và các trụ cột đó được công chúng đồng tình.
Cảnh trong vở Tuồng Tình mẹ

Khi Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà

TP - Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sẽ chính thức hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8/2025. TS . NSND Lê Tuấn Cường, Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, đơn vị đang gây sốt với những đêm diễn cháy vé cho rằng: Sáp nhập sẽ mở ra trang sử mới cho Tuồng, Chèo, Cải lương.
'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

TP - Nghe nhạc miễn phí, xem phim, đọc sách lậu… những hành vi tưởng như vô hại ấy đang từng ngày làm xói mòn nền văn hóa sáng tạo. Khi sáng tác không được bảo vệ, sản phẩm bị “dùng chùa” ngay trong ngày đầu phát hành, không chỉ nghệ sĩ, nhà làm phim, tác giả sách mất thu nhập, mà cả xã hội cũng đánh mất môi trường văn minh, khiến giá trị không được trả công xứng đáng.