Phận đời thừa của Lampard và Tevez

Phận đời thừa của Lampard và Tevez
Tevez và Lampard là hai biểu hiện của hai cuộc cách mạng khác nhau ở Man City và Chelsea.Thân phận dư thừa ấy được dành cho những thái độ khác nhau.

Carlos Tevez không thể hiện thái độ bất cần như Lampard. Nhưng bất cứ ai tận mắt xem trận đấu giữa Man City và Everton sẽ không thể quên được ánh mắt của tiền đạo người Argentina. Anh ngồi đó, trên băng ghế dự bị, mở to mắt sốt ruột chờ đợi. Dzeko ra sân, Balotelli được thay vào chứ không phải anh. Aguero ra sân, lại vẫn không phải anh vào thế chỗ. Tevez đã chính thức trở thành một thân phận dư thừa.

Hai thân phận dư thừa ấy được dành cho những thái độ khác nhau. Trong khi giới truyền thông Anh dường như đã lãng quên Tevez từ lâu, sau khi kết luận rằng chính cái thái độ ăn ở không có tình đã làm nên hoàn cảnh của Tevez ngày hôm nay, thì Lampard nhận được sự ngậm ngùi. Andre Villas-Boas biết điều đó. Ngay sau trận, ông đã phải thanh minh rằng một đội bóng mạnh cần phải biết xoay vòng, và Lampard sẽ sớm trở lại thôi.

2. Tevez và Lampard là hai biểu hiện của hai cuộc cách mạng khác nhau ở Man City và Chelsea. Những cuộc cách mạng mà kết quả của nó là các đội bóng mới, mang đậm dấu ấn của những kiến trúc sư đang trực tiếp thi công.

Hãy nhớ lại suốt quãng thời gian từ sau khi Jose Mourinho đi, những người đến tiếp theo đã làm gì? Ai trong số họ cũng có dáng dấp của một Claudio Ranieri, “gã thợ hàn” lừng danh châu Âu, với việc cố tìm một người đá cặp với Drogba, cố sử dụng Frank Lampard sao cho hiệu quả nhất…, đại khái là loay hoay với di sản của Mourinho.

Andre Villas-Boas đã làm được điều ngược lại. Ông chối từ Lampard. Và với một động thái thần kỳ nào đó trong phòng thay đồ, kéo ngược phong độ của Torres trở lại hai năm, có thể sẽ Villas-Boas sẽ có quyền cân nhắc cả vị trí của Drogba.

Còn Man City, đã hai mùa đi bằng đôi chân của Carlos Tevez, giờ cũng đã trở thành một đội bóng có đẳng cấp đúng nghĩa. Tức là một tập thể có hướng vận hành rõ ràng, ném quân bài đủ tiêu chuẩn nào vào thì nó cũng sẽ chạy theo hướng đã định. Nó giống với cách mà Man United đã hoạt động và đã thành công. Và chỉ có một đội bóng như thế mới có tính kế thừa.

3. Trong một ngày nỗi thẫn thờ phủ lên gương mặt của hai ngôi sao lừng lẫy một thời, người ta nhận ra rằng Premiership mùa 2011/12 thật sự khác biệt. Hai bóng hình ấy là dấu hiệu cho sự lột xác khác nhau của Chelsea và Man City. Một đội sắp quay về tầm cao cũ, một đội đã bước lên tầm cao mới.

Andre Villas-Boas có thể vẫn sẽ phải “giải quyết chế độ” cho Lampard một vài trận nào đó để làm dịu lòng dư luận của xứ sở nhiều chuyện này, hoặc ông chủ đồng bóng Abramovich. Nhưng dẫu sao thì The Blues cũng đã là một đội bóng khác.

Roberto Mancini có thể sẽ lại tung Tevez ra sân cho đỡ phí phạm cái mức lương cao ngất của anh. Nhưng thái độ của ông đã luôn rõ ràng với những kẻ phản đồ, từ Bellamy cho đến Adebayor. Sẽ không thể có chuyện Man City lại sống trong cái bóng của Tevez nữa.

Man United bị cầm hòa không phải tin vui nhất với Premiership vòng này. Tin vui là đã thấy sóng sau dồn lên sóng trước. Dù thứ Bảy có thể là ngày rất buồn với Lampard và Tevez.

Theo Báo Bóng Đá

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG