Phao cứu sinh?

Phao cứu sinh?
TP - Thất bại choáng váng 0-5 của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia trên đất Thái Lan tại vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008 vừa qua đã được đưa ra mổ xẻ kỹ càng, trong đó nổi bật lên vấn đề đào tạo trẻ của bóng đá nữ Việt Nam.

Nhưng lãnh đạo VFF lại có quan điểm riêng, rằng đó là do HLV Ngô Lê Bằng không có được lực lượng mạnh nhất, đội tuyển bóng đá nữ quốc gia hiện chỉ là sự kế thừa, tiếp quản từ các đời HLV trước, không thông qua tuyển chọn chu đáo.

Vậy nên cái giải VĐQG chỉ có vỏn vẹn 6 đội tham dự mới khai mạc chiều qua tại Hà Tây được đưa ra như một cái phao, điểm tựa để “ăn nói” với dư luận. Và cả BHL cùng các thành viên hội đồng HLV quốc gia được tung vào đó để “chọn quân” cho mục tiêu bảo vệ ngôi hậu tại SEA Games vào cuối năm.

Song cái phao đó có trở thành phao cứu sinh cho bóng đá Việt Nam tại sân chơi khu vực kỳ này hay không lại còn phải bàn dài dài.

ĐKVĐ Hà Tây sứt mẻ lực lượng nghiêm trọng với sự vắng mặt vì chấn thương trong đợt tập trung đội tuyển quốc gia của tiền đạo Lê Thị Oanh, tiền vệ Nguyễn Thị Muộn còn tuyển thủ Nguyễn Thị Lý dù bị đau gối phải vẫn phải cắn răng vào sân.

Chỉ có hai “cánh chim đầu đàn” Hà Nội, TPHCM là có sự chuẩn bị tương đối chu đáo với chuyến tập huấn tại Trung Quốc nhưng thực lực vẫn chủ yếu dựa vào dàn tuyển thủ quốc gia giàu kinh nghiệm do lớp trẻ chưa đủ khả năng thay thế.

Với chất “bột” như thế, làm sao để gột thành “hồ” sẽ là câu hỏi khó có lời đáp. Vấn đề lúc này là các nhà lãnh đạo VFF nên thực tế hơn thay vì trông chờ vào một cái phao cứu sinh như giải VĐQG nữ mới khởi tranh. 

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.