Roger Federer: Vua vẫn là vua

Roger Federer: Vua vẫn là vua
TPO - Ngày 6/7, Roger Federer đã vượt qua Andy Roddick để giành danh hiệu Grand Slam thứ 15 trong sự  nghiệp, đồng thời trở lại ngôi số 1 trên BXH của ATP. Nhưng thực tế, kể  cả khi mất ngôi số 1, thì Federer vẫn còn ngôi số 1 khác, đó là chuyện thu nhập.

Tính từ tháng 6 năm ngoái tới tháng 6 năm nay, “Tàu tốc hành” đã kiếm được 25 triệu USD, một con số đáng nể trong thời buổi kinh tế khủng hoảng.

Nhờ đó mà trong BXH thu nhập mới nhất của Sports illustrated dành cho các VĐV ngoài Mỹ, anh vẫn có mặt trong tốp 10 với vị trí thứ 9. Trong khi đó, số tiền mà đối thủ Nadal kiếm được trong khoảng thời gian đó chỉ là 11,2 triệu USD.

Giải thích cho thành công của mình, Federer từng nói: “Một cuộc sống chừng mực là nguyên nhân khiến tôi phát huy được sức mạnh mỗi khi thi đấu”.

Các CĐV có thể kiểm nghiệm điều này khi đứng xếp hàng xin chữ ký của anh. Tay vợt người Thụy Sĩ sẽ luôn mỉm cười khi ký tặng các CĐV, lần lượt từng người, không sót bất kỳ ai.

Roger Federer: Vua vẫn là vua ảnh 1

Biếm họa vui về gia đình Federer khi đứa con đầu lòng chào đời (thịnh tình của các CĐV giành cho tay vợt số 1 thế giới)

Trên mạng xã hội Facebook, Federer có hơn 2 triệu người bạn. Họ là những người đầu tiên (tất nhiên trừ gia đình Federer) biết được tình hình của anh trước và sau trận đấu, thậm chí là cả chuyện anh lập gia đình, chuyện em bé sắp chào đời… Điều này tất nhiên khiến các nhà tài trợ của anh vô cùng hài lòng.

Hiện các hợp đồng chủ yếu của Federer bao gồm Nike, Emmi and Jura, Wilson, đồng hồ Rolex, Gillette, Mercedes-Benz, hãng hàng không quốc gia Thụy Sĩ…

Dự tính, sau khi đã giành nốt danh hiệu Grand Slam còn thiếu (Roland Garros) và vượt qua kỷ lục 14 danh hiệu Grand Slam của huyền thoại Pete Sampras, Federer sẽ “hút” được nhiều hợp đồng quảng cáo, đại diện hơn nữa.

Mai Hà
Tổng hợp

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.