Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6-2010:

Sẽ hết những giọt lệ tức tưởi?

Sẽ hết những giọt lệ tức tưởi?
TP - Thể thao Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện thể thao lớn nhất nước: Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 năm 2010. Làm sao những sự cố đáng tiếc đã từng diễn ra ở các đại hội trước không tái diễn, để đại hội gần với tiêu chí đoàn kết, trung thực, cao thượng hơn?
Sẽ hết những giọt lệ tức tưởi? ảnh 1
Sẽ không còn những giọt nước mắt như thế này? Ảnh: T.Vũ

Bốn năm một lần, Đại hội TDTT toàn quốc là sân chơi lớn nhất của thể thao cả nước. Đây cũng là dịp đánh giá toàn diện công tác phát triển thể thao của các tỉnh, thành, ngành. Vì vậy, các giải đấu thuộc Đại hội luôn diễn ra nóng bỏng và khốc liệt, đồng thời cũng luôn xảy ra những tranh cãi quyết liệt.

Tại hai Đại hội TDTT toàn quốc gần đây là lần thứ 4-2002 và lần 5-2006, khá nhiều giải đấu, đặc biệt là các môn võ thuật đối kháng luôn có đơn thưa kiện, phát sinh mâu thuận dẫn đến mất đoàn kết, thậm chí xuất hiện cả chuyện thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Đó là chưa kể tình trạng chia huy chương giữa các đơn vị com-măng với nhau.

Vụ nổi cộm nhất tại Đại hội TDTT toàn quốc 2002 là việc một số VĐV Judo Hà Nội chặn đánh trọng tài Lê Thanh Toàn ngay tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TPHCM) vì cho rằng trọng tài Toàn xử ép võ sỹ Trần Văn Đoạt trong trận chung kết hạng cân 55 kg gặp cố võ sỹ Trần Thanh Ngời (Đồng Tháp).

Tại Đại hội TDTT toàn quốc 2006 lại nổi lên chuyện tức nhau đôi giày mà hai nhà vô địch SEA Games 2005 là Trương Thanh Hằng và Đỗ Thị Bông khẩu chiến ác liệt.

Rồi vụ chèn ép nhau trên đường chạy khiến BTC phải quyết định tước HCV và HCB của VĐV Đà Nẵng và Thanh Hoá, rồi võ sĩ Vovinam của Gia Lai đã bỏ thi đấu trận chung kết hạng cân dưới 68 kg vì cho rằng trọng tài có ý đồ làm đảo ngược kết quả trận đấu.

Gánh nặng thành tích luôn là áp lực nặng nề khiến sự cầm cân nãy mực cuối cùng của các trọng tài bị thiên lệch nhưng ít được BTC chấn chỉnh thấu đáo khiến sự cố vẫn có đất sống.

Thực tế, vẫn còn tồn tại nhiều giám sát bộ môn chưa phát huy hết vai trò, thậm chí còn làm ngơ trước những biểu hiện tiêu cực trong tầm kiểm soát của mình.

Theo ý kiến của các HLV thuộc nhiều đơn vị tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc thì công tác trọng tài tại đại hội lần này cần phải được làm nghiêm túc, chặt chẽ hơn, tránh tình trạng làm giám sát mà không có chuyên môn dễ dẫn đến lúng túng khi có sự cố. Cần thiết phải có các tiểu ban giám sát của giải với các trưởng bộ môn, trọng tài và các HLV trung gian mới có thể hạn chế tối đa tiêu cực.

Đã đến lúc, các môn thể thao mà đặc biệt là các môn võ thuật đối kháng cũng cần phải có cả giám sát trọng tài lẫn giám sát trận đấu như bóng đá, để cuộc thi đấu công bằng, những VĐV ưu tú nhất phải được tôn vinh. Và để không còn cảnh VĐV ràn rụa nước mắt, rời thảm đấu trong tức tưởi.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.