Tám vụ bê bối thể thao thế giới năm 2010

Tám vụ bê bối thể thao thế giới năm 2010
Trước thềm năm mới 2011, chúng tôi xin điểm lại tám sự kiện tốn nhiều giấy mực của báo chí thế giới năm vừa qua.
Chủ tịch FIFA S. Blatter nhận nhiều chỉ trích sau những vụ việc ầm ĩ cuối năm qua. Ảnh: AP
Chủ tịch FIFA S. Blatter nhận nhiều chỉ trích sau những vụ việc ầm ĩ cuối năm qua. Ảnh: AP.

1. 2010 được xem là năm của tiêu cực

Các ủy viên FIFA đối mặt với những cáo buộc gian lận mua bán phiếu bầu chọn quốc gia đăng cai World Cup cũng như các ủy viên kỳ cựu bị tố cáo nhận hối lộ trong thập niên trước. Ở môn cricket, 3 tuyển thủ cricket Pakistan bị tố nhận tiền thi đấu dưới sức mình.

Cú kungfu của De Jong vào ngực Alonso trong trận chung kết World Cup 2010 chỉ nhận thẻ vàng. Ảnh: Getty Images
Cú kungfu của De Jong vào ngực Alonso trong trận chung kết World Cup 2010 chỉ nhận thẻ vàng. Ảnh: Getty Images.

2. Đội tuyển Hà Lan giới thiệu phong cách bạo lực

Từ lối chơi tổng lực, đội tuyển Hà Lan giới thiệu phong cách bạo lực trong trận chung kết World Cup 2010 thua Tây Ban Nha 0-1. Họ bị chính huyền thoại đồng hương Johan Cruyff chê bai vì lối chơi phản bóng đá, điển hình là cú đá kungfu của De Jong vào Alonso.

Tiger Woods thất vọng sau 1 năm tiền mất, tình tan, trắng tay ở mọi giải đấu. Ảnh: REUTERS
Tiger Woods thất vọng sau 1 năm tiền mất, tình tan, trắng tay ở mọi giải đấu. Ảnh: REUTERS.

3. Tiger Woods mất trắng sau xì-căng-đan tình ái.

Nhà tài trợ chia tay, vợ ly dị, vua golf mất vị trí số 1, chơi sa sút và không thắng nổi 1 giải chính thức nào trong năm.

Cuộc hôn nhân của Ashley Cole tan vỡ vì thói trăng hoa của chính anh. Ảnh: CH4
Cuộc hôn nhân của Ashley Cole tan vỡ vì thói trăng hoa của chính anh. Ảnh: CH4

4. Những “cuộc phản bội” ở Giải Ngoại hạng Anh.

Bóng đá Anh, như thường lệ, tạo không ít vụ bê bối. Sốc nhất là Liverpool đổi chủ. Hai trụ cột Chelsea J. Terry, A. Cole phản bộ vợ và Cole phải chia tay cô vợ ca sĩ Cheryl. W. Rooney cũng suýt đánh mất hạnh phúc khi vụ “ăn vụng” bị phanh phui. Tiền đạo số 10 tuyển Anh suýt rời khỏi M.U trước khi chịu ở lại với mức lương kỷ lục

Đưa quan tài của một thành viên đội Togo về nước. Ảnh: Getty Images
Đưa quan tài của một thành viên đội Togo về nước. Ảnh: Getty Images.

5. Những cái chết đầy bi kịch.

Thể thao thế giới chứng kiến 3 thành viên tuyển Togo bị khủng bố sát hại trước thềm VCK Giải Vô địch châu Phi 2010 tại Angola và VĐV N. Kumaritashvili thiệt mạng trong buổi tập môn trượt tuyết trong ống trước thềm Thế vận hội mùa đông.

Tay đua Contador trả lời báo chí sau khi nghi án doping xuất hiện. Ảnh: Getty Images
Tay đua Contador trả lời báo chí sau khi nghi án doping xuất hiện. Ảnh: Getty Images.

6. Bóng ma doping

Bóng ma doping phá hỏng một năm tuyệt vời của thể thao Tây Ban Nha khi mẫu thử của tay đua vô địch Tour de France A. Contador cho kết quả dương tính với chất bị cấm và tay đua nữ 3.000 m vượt chướng ngại vật thế giới bị cảnh sát khám xét nhà vì nghi án doping.

Agassi giới thiệu cuốn tự truyện, trong đó có đoạn nói xấu Sampras. Ảnh: CH4
Agassi giới thiệu cuốn tự truyện, trong đó có đoạn nói xấu Sampras. Ảnh: CH4

7. Khẩu chiến trong giới quần vợt

Hai huyền thoại quần vợt Mỹ A. Agassi và P. Sampras đấu khẩu nhau sau khi Agassi nói xấu cựu đồng đội trong cuốn tự truyện.

Các tuyển thủ Pháp bỏ tập trước trận cuối cùng ở vòng bảng VCK World Cup 2010 gặp Nam Phi. Ảnh: Getty Images
Các tuyển thủ Pháp bỏ tập trước trận cuối cùng ở vòng bảng VCK World Cup 2010 gặp Nam Phi. Ảnh: Getty Images.

8.Bóng đá Pháp bị loại khỏi VCK World Cup

Bóng đá Pháp xấu mặt vì vụ đội tuyển nước này bỏ 1 buổi tập tại VCK World Cup 2010 để ủng hộ Anelka, cầu thủ trước đó bị đuổi vì lăng mạ HLV R. Domenech. Pháp bị loại ngay vòng 1 mà không thắng nổi trận nào. Anelka bị treo giò 18 trận, ông Domenech mất chức, Chủ tịch LĐBĐ nước này phải từ nhiệm.

Theo Trần Đoàn
Người lao động

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.