Thách đấu: Mỹ từ chưa đủ che lấp ẩu đả

Võ sư Pierre Francois Flores. Ảnh: CI Radio-Canada
Võ sư Pierre Francois Flores. Ảnh: CI Radio-Canada
Những màn thách đấu tự phát, nhân danh cá nhân với mục đích giao lưu, học hỏi v.v... thật ra chỉ là những mỹ từ, mà theo đánh giá của nhiều võ sư thì đó hầu hết là những màn ẩu đả, người có sức khoẻ thắng người yếu hơn...

Chính vì sự khốc liệt và đòn đánh có thể gây nguy hiểm tính mạng con người nên kể cả các môn võ đã được thể thao hoá khi thi đấu vẫn phải được kiểm soát rất chặt chẽ bằng luật thi đấu, thiết bị bảo hiểm, trọng tài... Vì vậy, những màn thách đấu tự phát, nhân danh cá nhân với mục đích giao lưu, học hỏi thật ra chỉ là những mỹ từ, mà theo đánh giá của nhiều võ sư thì đó hầu hết là những màn ẩu đả, người có sức khoẻ thắng người yếu hơn, chứa rất ít yếu tố (giao lưu) học thuật.

Nhân hiện tượng "thách đấu" giữa các võ sư rộ lên thời gian gần đây, tôi đã viết bài bàn về "Tinh thần thượng võ" và định dừng lại ở đó. Bởi vì với cá nhân tôi, viết thì dễ, luyện võ mới khó, bàn nhiều e rằng mình thành kẻ lắm lời hoặc người chỉ đánh... võ mồm.

Tuy nhiên, cũng có một số đề nghị tôi nói rõ thêm về hệ thống võ thuật hoàn chỉnh bao gồm võ triết, võ lý, võ thuyết, võ công mà mình đã đề cập đến trong bài viết trước, nên tôi nhận lời viết tiếp. Đây là những điều tiếp thu từ một võ sư mà tôi vô cùng kính trọng, xin tóm tắt như sau: Võ triết là khía cạnh triết học của võ.

Trong thế giới chúng ta đang sống có nhiều luận thuyết khác nhau vô cùng phức tạp, người thầy sẽ phải rút ra cái cốt lõi của các luận thuyết lớn để giảng cho trò về vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan, tùy theo năng lực tiếp thu từng người, từ đó vạch ra cho học trò con đường đi đúng cho cả cuộc đời.

Mọi sự việc, hiện tượng xảy ra trên đời đều có lý do. Người xưa gọi đó là "lý", trong đó cái “lý” do con người tạo ra vô cùng phong phú, tùy thuộc người thiện hay ác, có học hay vô học, hung tợn hay hiền lành… Cùng một sự việc mà có nhiều “lý” khác nhau nên dẫn đến hành động khác nhau. Người thầy dạy cho học trò gạt bỏ dần cái nhỏ mọn tự nhiên, vươn đến cái lớn lao cao thượng, nhận biết cái hạn chế kém cỏi trong con người mình để vượt qua, trở nên phục thiện và hướng thiện.

Quá trình thay đổi nhận thức, hiện thực hoá tư duy gọi là võ lý. Võ thuyết là năng lực thuyết phục của người học võ, bao gồm cả ngôn ngữ và hành động. Người thầy hướng học trò thuận theo cái chung mà vẫn giữ cái riêng trong tâm tính, văn minh chứ không thô lỗ, lễ độ chứ không xấc xược, nhẹ nhàng chứ không cộc cằn, trung tín chứ không cơ hội, thương yêu chứ không ích kỷ…, những phẩm chất ấy sẽ có sức cuốn hút và thuyết phục rất lớn đối với người chung quanh.

Còn võ công là một hệ thống vận động tinh tuý, mục tiêu rõ ràng; từng thứ bậc, trình tự, phương pháp, kỹ thuật đều có yêu cầu, tiêu chuẩn để người học rèn luyện, đạt tới cái “hình” bên ngoài hoà hợp với cái “ý” bên trong. Người giỏi võ công sẽ có uy lực rất lớn so với người bình thường hoặc người luyện tập thiếu phương pháp. Nhưng uy lực ấy nếu không được trang bị võ triết, võ lý, võ thuyết thì cùng lắm cũng chỉ là người giỏi đánh đấm chứ không thể trở thành những bậc lương tướng trong đời. Người ta nói dạy võ là dạy làm người chính là theo nghĩa ấy.

Bây giờ xin bàn đến chữ "thách đấu", một trong những từ khoá hot nhất trên mạng thời gian gần đây. Về bản chất, võ công là một hệ thống vận động giúp người tập võ khi đạt đến mức đại thành có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều (người yếu thắng người khoẻ, một người đánh với đông người), cho nên đó là kỹ thuật hạ sát đối phương sao cho nhanh gọn, hiểm hóc nhất. Vì vậy, ngày xưa hiếm khi xảy ra chuyện thách đấu (không giống như trong truyện chưởng Kim Dung đâu!), nếu có thì đó là những trận đấu sinh tử chứ không phải để phân cao thấp, hơn kém hay đai nọ đẳng kia.

Kết quả của một trận đấu sinh tử thường mở đầu cho những mối oán thù kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều đời người. Để tránh hệ luỵ đó, những bậc tôn sư võ học thường đưa ra một số điều cấm bắt buộc với võ sinh như: cấm khoe khoang, cấm nói tên thầy, cấm thách đấu tuỳ tiện, cấm làm điều ác..., đồng thời yêu cầu: khiêm tốn, cầu thị, bênh vực kẻ yếu, không sợ kẻ mạnh, cứu khốn phò nguy... Đó mới là tinh thần của võ học cao thượng.

Tôn sư Nguyễn Tế Công, người được coi là sư tổ khai sáng môn Vịnh Xuân Quyền ở Việt Nam trước khi dạy học trò cũng đặt ra những "môn quy" tương tự như trên, khiến tôi thực sự thắc mắc khi thấy một số người được gọi là võ sư Vịnh Xuân Quyền, tự nhận là hậu duệ của ông nhưng lại thách đấu (hoặc nhận lời thách đấu) với hết người này đến người khác.

Thách đấu: Mỹ từ chưa đủ che lấp ẩu đả ảnh 1

Chính vì sự khốc liệt và đòn đánh có thể gây nguy hiểm tính mạng con người nên kể cả các môn võ đã được thể thao hoá khi thi đấu vẫn phải được kiểm soát rất chặt chẽ bằng luật thi đấu, thiết bị bảo hiểm, trọng tài... Ảnh minh họa

Đành rằng trong xã hội ngày nay, chuyện có ít xít ra nhiều, quảng cáo thổi phồng sản phẩm không hiếm; nhưng bảo rằng muốn "lột mặt nạ" ai đó khoe khoang "nội công điện giật" thì có phải việc của người luyện võ không, có đáng để đăng đàn rầm rộ trên mạng xã hội thế không hay đằng sau đó cũng là một chiến dịch truyền thông khôn khéo như nhiều người phỏng đoán?

Khá đông công chúng chăm chú theo dõi những màn thách đấu (từ đấu khẩu đến đấu thật) chưa chắc đã là người am hiểu về võ, chủ yếu để thoả mãn trí tò mò là chính. Phải chăng họ (và nhiều người trong chúng ta) bị ảnh hưởng bởi sự lãng mạn, thi vị của truyện chưởng hoặc những màn bay lượn như chim nhờ kỹ xảo điện ảnh của các cao thủ trong những bộ phim võ hiệp Trung Hoa? Xin thưa, võ thực chiến bên ngoài không phải như vậy và cũng khác xa những màn biểu diễn đẹp mắt trên sàn tập.

Chính vì sự khốc liệt và đòn đánh có thể gây nguy hiểm tính mạng con người nên kể cả các môn võ đã được thể thao hoá khi thi đấu vẫn phải được kiểm soát rất chặt chẽ bằng luật thi đấu, thiết bị bảo hiểm, trọng tài... Vì vậy, những màn thách đấu tự phát, nhân danh cá nhân với mục đích giao lưu, học hỏi v.v... thật ra chỉ là những mỹ từ, mà theo đánh giá của nhiều võ sư thì đó hầu hết là những màn ẩu đả, người có sức khoẻ thắng người yếu hơn, chứa rất ít yếu tố (giao lưu) học thuật.

Thậm chí xảy ra chuyện khó tin khi võ sư Vịnh Xuân Quyền hạ nốc-ao võ sư Karate trong trận thách đấu bằng chính đòn... karate. Tuy nhiên phải thừa nhận, trong xã hội hiện đại, võ thuật cũng giống như nhiều bộ môn, ngành nghề khác, giao lưu, trao đổi chuyên môn là nhu cầu chính đáng và cần thiết. Để các cuộc giao lưu thật sự hữu nghị, bổ ích về học thuật và có sức lan toả về tinh thần thì nó cần được những tổ chức võ thuật chính thống đứng ra, có kế hoạch, nội dung mang tính khoa học, văn minh, phù hợp và đặc biệt là phải có sự đồng thuận từ các bên tham gia.

Chứ để tự phát như hiện nay thì đang xảy ra tình huống dở khóc dở cười: một người từ Canada sang cứ khăng khăng thách đấu trong khi người được thách đấu là trưởng một môn phái lừng danh ở Sài Gòn thì từ đầu đến giờ chẳng biết đang ở ẩn nơi đâu...

Và xin nhắc lại rằng, giao lưu nhé, chứ đừng thách đấu!

Theo Theo Hữu Việt (Vietnamnet)
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.