Từ chức: chớ có mà chê bóng đá

Từ chức: chớ có mà chê bóng đá
Từ trước đến nay thể thao vốn bị chê là “quần đùi áo số”, thậm chí nói thẳng là “mặt bằng thấp hơn xã hội”. Thế nhưng, trong khi nghị trường còn xa lạ với những lời kêu gọi về văn hoá từ chức thì trong bóng đá, việc quy trách nhiệm và từ chức tiến bộ hơn hẳn. Và cũng chẳng phải vòng vo tam quốc, hôm qua người ta bắt đầu khởi động lại câu hỏi thẳng thắn đầy nghiêm túc, còn ai phải từ chức?

Từ chức: chớ có mà chê bóng đá

> Tuyển Việt Nam và 'thách thức đầu tiên': Đá không vì tiền thưởng
> Nặng gánh thầy trò HLV Phan Thanh Hùng
> ĐTVN còn thiếu gì cho chức VĐ AFF Suzuki Cup 2012?

Từ trước đến nay thể thao vốn bị chê là “quần đùi áo số”, thậm chí nói thẳng là “mặt bằng thấp hơn xã hội”. Thế nhưng, trong khi nghị trường còn xa lạ với những lời kêu gọi về văn hoá từ chức thì trong bóng đá, việc quy trách nhiệm và từ chức tiến bộ hơn hẳn. Và cũng chẳng phải vòng vo tam quốc, hôm qua người ta bắt đầu khởi động lại câu hỏi thẳng thắn đầy nghiêm túc, còn ai phải từ chức?

Hai đội Trẻ Hà Nội T&T (áo vàng) và Trẻ SHB Đà Nẵng (áo trắng) đã cùng chung số phận khi phải giải tán ở mùa bóng 2013 chỉ vì VFF không quản lý chặt chuyện một ông bầu hai đội bóng ngay từ đầu. Ảnh: VSI
Hai đội Trẻ Hà Nội T&T (áo vàng) và Trẻ SHB Đà Nẵng (áo trắng) đã cùng chung số phận khi phải giải tán ở mùa bóng 2013 chỉ vì VFF không quản lý chặt chuyện một ông bầu hai đội bóng ngay từ đầu. Ảnh: VSI.

Chưa bao giờ nền bóng đá Việt Nam lại sa sút đến thế. Các đội bóng giờ đã là doanh nghiệp với tên gọi công ty cổ phần bóng đá đang lụn bại dần. Nhiều ông bầu đã cho rằng đó là tình hình chung bởi cả nền kinh tế đi xuống thì các doanh nghiệp bóng đá, vốn thường phải sử dụng vốn từ các công ty mẹ, từ sự chịu chi của các ông bầu, không thể khoẻ được.

Những năm trước, các suất chơi bóng ở giải hạng nhất, chuyên nghiệp được bán với giá hàng chục tỉ đồng, như Navibank Sài Gòn từng mua lại suất chơi chuyên nghiệp của Quân khu 4 với giá 30 tỉ đồng thì giờ, cho không cũng chẳng ai nhận. Bầu Thuỵ sau khi mua lại Navibank Sài Gòn theo chiêu “mua xe gỡ phụ tùng” giờ xuống giá từ 10 tỉ còn 5 tỉ đồng cũng không có người mua. Còn đội Trẻ SHB Đà Nẵng đang chơi ở giải hạng nhất, cho không chẳng ai nhận.

Thê thảm hơn, gần cả trăm cầu thủ ngã ngửa khi biết phần thưởng dành cho mình sau khi phấn đấu thăng hạng là… giải tán. Bầu Hiển vốn mang điều tiếng vì một mình ông dính líu đến hai đội bóng ở giải V-League là Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng, giờ không thể “gồng” thêm đội Trẻ Hà Nội T&T cũng vừa giành quyền lên chơi chuyên nghiệp ở mùa 2013. Gả bán tứ phương từ Quảng Nam đến Hải Phòng chẳng xong, giờ các cầu thủ ở Trẻ Hà Nội T&T chờ ngày giải tán. Tương tự, các cầu thủ đội Trẻ Khánh Hoà chật vật chen chân lên được sân chơi hạng nhất sau khi hạ Nam Định ở loạt luân lưu tại giải hạng nhì, nhưng với tính toán của lãnh đạo công ty cổ phần bóng đá Khánh Hoà, nuôi thêm đội hạng nhất tốn ít nhất 20 tỉ đồng, mà thời buổi gạo châu củi quế, nuôi một đội chơi ở chuyên nghiệp đã đuối, vậy nên quyết định cuối cùng: giải tán.

Hôm qua 15-11, đến lượt Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho đội bóng của mình tan hàng. Sau khi cố gắng đến cật lực để dành được một suất lên chơi ở giải hạng nhất để “góp mặt với đời” trên bản đồ bóng đá nước nhà, các cầu thủ ở đội Bà Rịa – Vũng Tàu chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy nhà tài trợ đâu, chẳng thấy số tiền ít ỏi 20 tỉ đồng đầu tư cho mùa bóng đâu. Phó giám đốc sở Văn hoá – thể thao và du lịch Phan Thanh Sang cho biết: “Chúng tôi đang gặp khó khăn về tài chính. Tạm thời giải tán đội để chờ ý kiến từ lãnh đạo tỉnh rồi mới có quyết định chính thức”. Các cầu thủ tan tác. Ông Nguyễn Trung Hậu, huấn luyện của đội, nói: “Bao nhiêu cố gắng, giờ chắc đổ sông đổ biển hết rồi”.

Người ta tự hỏi trách nhiệm của người điều hành nền bóng đá đang ở đâu. Ông Nguyễn Trọng Hỷ – chủ tịch VFF – đã khẳng khái khi giao trách nhiệm cho trưởng đoàn bóng đá Việt Nam, ông Ngô Lê Bằng và huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam, ông Phan Thanh Hùng về sự thành bại tại AFF Cup lần này. Ông Ngô Lê Bằng cũng đã tuyên bố nếu không làm tròn trách nhiệm sẽ từ chức.

Trước ông Bằng, ông Trần Quốc Tuấn đã từ chức tổng thư ký vì không làm tròn trách nhiệm quản lý đội U23 tại SEA Games Indonesia. Trước ông Tuấn, ông Dương Nghiệp Khôi cũng đã từng phải từ chức vì để xảy ra sự cố đáng tiếc ở giải đấu V-League mà ông làm trưởng giải. Trước ông Khôi, ông Phạm Ngọc Viễn cũng đã phải từ chức vì liên quan đến chuyện thuê thầy ngoại để rồi phải đền bù làm tổn thất tài chính cho VFF.

Chuyện từ chức không còn mới ở VFF, dù rằng những chuyện từ chức ấy chưa chắc từ sự tự nguyện mà xuất phát từ sức ép của người hâm mộ, thành phần chính tạo nên tổ chức xã hội nghề nghiệp này.

Còn giờ, việc thả lỏng chuyện mua bán suất chuyên nghiệp làm náo loạn giải đấu, chuyện để mặc các ông bầu thao túng giá cả cầu thủ, chuyện ngó lơ việc một ông bầu hai đội bóng… đều xuất phát từ cách điều hành kém cỏi của VFF. Chính những lỗi ấy đã khiến bóng đá Việt Nam mất đi sự căn cơ và đứng trước nguy cơ vỡ trận, hàng trăm cầu thủ khốn khổ vì thất nghiệp. Thậm chí “thương hiệu bóng đá Việt Nam” đang bị hao mòn khi người hâm mộ không đến sân đông, nhà tài trợ ít dần, xa lánh. Vậy còn ai sẽ phải từ chức nữa? Người đứng đầu VFF ngoài chuyện giao trách nhiệm cho người khác, ngoài việc nhận khuyết điểm trước tổ chức VFF về việc vạch chiến lược không tốt, điều hành chưa ổn, liệu có phải từ chức khi lỗi ấy chẳng phải chỉ do người thừa hành mà nên?

Theo Thảo Du
Sài Gòn tiếp thị

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.